1. Súc miệng bằng nước muối chữa viêm họng.
Như nhiều người đã biết thì súc miệng bằng nước muối là một phương pháp tự nhiên để chữa bệnh đau họng rất hiệu quả. Nó hoạt động theo nguyên tắc hóa học thẩm thấu, xảy ra khi dung môi di chuyển từ nơi có nồng độ cao hơn đến nơi có nồng độ thấp hơn để tạo ra trạng thái cân bằng.
Súc miệng bằng nước muối đậm đặc quá trình thẩm thấu sẽ xảy ra để tạo ra một trạng thái cân bằng trong cổ họng của bạn giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh và giảm đau hiệu quả. Nồng độ nước muối cao cũng giúp làm sạch những chất nhờn dư thừa trong cổ họng, tạo ra môi trường mất nước làm cho các virus không thể phát triển được. Có thể súc miệng bằng nước muối 8 lần/1 ngày để đạt được hiệu quả.
2. Duy trì độ pH tự nhiên.
Nước muối còn có tác dụng trung hòa axit trong cổ họng do các loại virus gây bệnh sinh ra và giúp duy trì độ pH tự nhiên và khỏe mạnh. Sự cân bằng độ pH sẽ giúp cho các loại vi khuẩn tốt phát triển mạnh và ngăn chặn những loại virus gây bệnh khác sinh trưởng trong cổ họng.
3. Tan đờm và làm giảm nghẹt mũi.
Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ có thể làm tan các chất nhầy trong đường hô hấp và khoang mũi. Không chỉ có tác dụng tan đờm mà có còn giúp giảm viêm, giảm đau cổ họng và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
4. Súc miệng bằng nước muối giảm ho khan, ho có đờm.
Nước muối còn giúp giảm ho khan và ho có đờm vì tác dụng làm tan đờm trong đường hô hấp và khoang mũi.
5. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Theo các nghiên cứu trên thế giới thì việc súc miệng bằng nước muối ấm là một phương pháp vô cùng hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tỉ lệ ngăn ngừa có thể lên tới 40% nếu bạn thực hiện đều đặn.
6. Súc miệng bằng nước muối ngăn chặn Viêm amiđan.
Tonsils là hai khối mô nằm ở mặt sau trong cổ họng của bạn, nó rất dễ bị viêm do các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập gây ra hiện tượng đau rát họng, khó nuốt nước bọt. Việc súc miệng bằng nước muối hằng ngày có thể giúp bạn ngăn chặn viêm amidan và giảm một số triệu chứng đau họng này.
7. Loại bỏ hơi thở có mùi.
Việc súc miệng bằng nước muối giúp trung hòa độ axit miệng cũng như cân bằng độ pH tự nhiên giúp cho hơi thở trở nên thơm tho và sạch sẽ hơn, không còn mùi hôi.
8. Chảy máu và sưng nướu răng.
Chảy máu và sưng nướu răng là những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm nướu răng do các virus gây bệnh gây ra. Trong trường hợp này, việc súc miệng bằng nước muối có thể giúp tiêu diệt các loại virus gây bệnh này cũng như làm giảm các triệu chứng gây ra bệnh viêm nướu răng.
9. Điều trị mảng bám răng và ngăn ngừa viêm nướu.
Mảng bám răng hình thành do các vụn thức ăn bám dính trên răng lâu ngày, nếu không loại bỏ kịp thời sẽ tạo ra cao răng và phát triển thành viêm nướu. Viêm nướu sẽ làm sưng và đau nướu răng và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn, thậm chí là mất răng.
Việc súc miệng bằng nước muối ấm hằng ngày có thể giúp loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa các triệu chứng trên.
10. Lở loét miệng.
Súc miệng bằng nước muối sẽ giảm đau và đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết lở loét bên má khi bạn vô tình cắn phải trong quá trình nhai hay là bị nhiệt do nóng,..
11. Làm giảm đau răng
Đau răng thường xảy ra khi có mủ ở răng do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra. Ngoài phương pháp dùng thuốc kháng sinh để giảm đau thì việc súc miệng với nước muối thường xuyên trong ngày sẽ mang lại kết quả nhanh hơn.
12. Bảo vệ men răng.
Các florua trong nước muối có thể giúp ngăn ngừa việc mất khoáng chất từ men răng và giúp tăng cường các khoáng chất. Ngoài ra nó còn giúp trung hòa axit bảo vệ men răng.
13. Chữa lành vết thương.
Việc súc miệng với nước muối có thể giúp bạn chữa lành mọi vết thương do tổn thương nướu răng và giúp khôi phục sức đề kháng của nướu răng trước mọi vi khuẩn gây bệnh.
14. Chống nấm Candida.
Candida là một bệnh nhiễm nấm phát triển trong cổ họng, khoang miệng và thực quản. Bệnh này sẽ có các triệu chứng như đốm trắng ở miệng, cổ họng và có cảm giác đau khi nuốt.
Việc súc miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn ngăn chặn sự tấn công của nấm candida cũng như bất kỳ một loại vi khuẩn nào khác.
15. Làm sạch miệng.
Việc súc miệng bằng nước muối giúp bạn trung hòa axit, cân bằng pH tạo ra một môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có ích phát triển giúp làm sạch hơi thở. Không chỉ vậy, việc này còn giúp loại bỏ mảng bám và vụn thức ăn giúp khoang miệng của bạn luôn được sạch sẽ.
B. Cách súc miệng bằng nước muối hiệu quả.
Cách làm nước muối súc miệng.
Bạn có thể làm nước muối súc miệng tại nhà và vô cùng đơn giản với những nguyên liệu sau: 250ml nước ấm; 1 muỗng cafe muối; Cách làm: dùng nước ấm 40 độ C để pha dung dịch nước muối, có thể cho thêm các thành phần phụ như baking soda để làm tăng công dụng của nước muối.
Hướng dẫn cách súc miệng bằng nước muối.
Bước 1: Húp một ngụm nước muối vừa đủ vào khoang miệng để ngậm. Tránh húp quá nhiều.
Bước 2: súc miệng trong ít nhất 30 giây, để dung dịch tiếp cận với tất cả bề mặt trong khoang miệng của bạn.
Bước 3: nhổ ra và húp ngụm nước muối thứ 2. Lần này bạn sẽ phải súc miệng ít nhất 60 giây để nước muối có thời gian để tác dụng.
Bước 4: súc miệng bằng nước sạch vài lần để loại bỏ hết nước muối trong miệng.
Lưu ý khi súc miệng bằng nước muối.
- Đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn: các hạt muối nếu không được hòa tan trong nước sẽ có thể mài mòn răng và nướu của bạn. Như vậy sẽ làm cho lớp phủ của răng bị tổn thương và không đạt hiệu quả như mong muốn.
- Pha theo tỷ lệ muối phù hợp: nên dùng một lượng muối vừa đủ để pha dung dịch nước muối, nếu pha quá nhiều muối sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, buồn nôn và gây ra kích ứng.
- Không uống luôn nước muối: nước muối quá mặn nên bạn không nên uống luôn vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Uống nước muối sẽ có thể dẫn đến các bệnh như tim mạch và huyết áp cao.
- Không nên súc miệng với nước muối quá nhiều lần trong ngày: sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa hằng ngày thì bạn có thể sử dụng nước muối để súc miệng 1 lần/ngày. Không nên súc miệng nước muối quá nhiều vì lượng natri trong dung dịch sẽ làm ảnh hưởng đến lớp men răng và gây ra hiện tượng mòn răng.