Kế hoạch Chiến lược phát triển trường mẫu giáo Minh Tân giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030

Thứ hai - 21/02/2022 12:57

 
PHÒNG GD ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO MINH TÂN

Số:     /KHCL-MGMT
Độc lập – Tự do – Hạnh phúcĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
 

Minh Tân, ngày     tháng     năm 2020
KẾ HOẠCH
Chiến lược phát triển trường mẫu giáo Minh Tân giai đoạn 2020-2025
và tầm nhìn đến năm 2030
Căn cứ Luật giáo dục số 07/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015 của Quốc hội và Luật giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch chiến lược giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 01/11/2013 Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Kế hoạch số 3641/KH-UBND ngày 22/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc thực hiện Chương trình hành động số 81-CTHĐ/TU ngày 03/04/2014 của Tỉnh ủy Bình Dương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ vào công văn số 862/SGDĐT-KHTC ngày 07 tháng 06 năm 2016 của Sở Giáo dục Bình Dương về việc hướng dẫn nội dung phát triển giáo dục giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Nghị quyết Đảng uỷ xã Minh Tân nhiệm kỳ 2015 – 2020 và Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 09/6/2020 của ban chấp hành Đảng bộ xã Minh Tân về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 – 2025;
Căn cứ tình hình thực tế tại trường Mẫu giáo Minh Tân và kế thừa kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015 – 2020. Nay trường mẫu giáo Minh Tân xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường mẫu giáo Minh Tân giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030,
A. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG MẪU GIÁO MINH TÂN
- Trường mẫu giáo Minh Tân tọa lạc trên trục đường lộ cách trung tâm xã Minh Tân khoảng 500m có tổng  diện tích đất sử dụng là 8.952 . Trường được thành lập từ năm 2004 theo quyết định số 93/2004 /UBND-UB ngày 20 tháng 9 năm 2004 của UBND huyện Dầu Tiếng. Hàng năm số trẻ được chiêu sinh đến lớp từ 140 -160 trẻ với công trình cấp 4, có 5 phòng học, số cháu mẫu giáo đang theo học 149 trẻ.
- Trường được nâng cấp sữa chữa vào năm 2014.
- Trường được công nhận Chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 16/02/2017 của UNBD tỉnh Bình Dương.
- Đơn vị hàng năm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm học 2016 – 2017 và năm học 2019- 2020 đơn vị được UBND Tỉnh công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Năm học 2019 -2020 công đoàn đạt vững mạnh xuất sắc được bằng khen của tổng liên đoàn lao động. Chi bộ đạt chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chi đoàn đạt vững mạnh xuất sắc.
- Trường mẫu giáo Minh Tân hiện nay được đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ngày càng khang trang, hiện đại đầy đủ hơn. Tuy nhiên, sân chơi ngoài trời, hệ thống nhà vệ sinh, tường lớp ngày càng xuống cấp ảnh hưởng tới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
B. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
I. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1. Về đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên
1.1. Điểm mạnh
- Tổng số CB-GV- NV : 21 Trong đó : 02 CBQL; 10 GVDL (10 Gv mẫu giáo không có GV nhà trẻ); nhân viên: 09 ( 01 KT; 01 Y TẾ; 01 NVPV; 02 BV; 03 CD, 01 bảo mẫu).
- Cán bộ quản lý trẻ, năng động sáng tạo tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Cán bộ giáo viên nhân viên được sự tin tưởng phụ huynh nhà trường.
- 02 CBQL đều có trình độ Đại học sư phạm. 01 Hiệu trưởng đã hoàn thành trình độ đào tạo Thạc sĩ ngành quản lý giáo dục. 01 phó hiệu trưởng đang theo theo học lớp Trung cấp lý luận chính trị.
- 10/10 giáo viên có trình độ đạt chuẩn theo qui định. Trong đó có 04/10 giáo viên có trình độ Cao đẳng, 06/10 giáo viên có trình độ Đại học. Đảm bảo đủ số lượng biên chế 2/GV/ lớp theo quy định của Điều lệ trường mầm non, có tinh thần phấn đấu cao, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, yêu trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Đơn vị có nhân viên y tế có trình độ Trung cấp y sỹ đa khoa đảm bảo tốt việc theo dõi sức khỏe cho trẻ và các nhân viên trong trường theo quy định. Nhân viên kế toán có trình độ Đại học kế toán thực hiện tốt các quy định của tài chính kế toán ngân sách và tài chính bán trú tại đơn vị.
- Đội ngũ công tác tại trường ổn định do đa số là người sống ở địa phương.
1.2. Điểm yếu
- Đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường còn ít;
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế;
Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh;
- Một số giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, nên khó khăn trong công tác áp dụng các hình thức đổi mới hoạt động dạy và học.
2. Trẻ      
 2.1. Điểm mạnh
- Gia đình quan tâm chăm lo đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tích cực hỗ trợ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Trẻ ngoan, tự tin phát triển tốt.
- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 100% hàng năm.

 
Tỷ lệ /
Năm học
2016- 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021
Toàn trường 190/787
24,14%
198/567
34,92%
174/419
41,52%
156/570
27,37 %
149/576
25,87%
Trẻ 5 tuổi 137/137
100%
177/177
100%
123/123
100%
118/118
100%
123/123
100%
Toàn xã 370/787
47,01%
403/567
71,07%
205/419
48,93%
315/570
55,26 %
296/576
51.36 %

2.2. Điểm yếu
- Số trẻ tại nhóm lớp Mầm vượt so với quy định.
- Một số phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm phối hợp cùng nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
   3. Về cơ sở vật chất
- Tổng số phòng học : 05 (1 mầm, 2 chồi, 2 lá).
- Văn phòng: 01.
- Nhà bếp: 01.
- Phòng chức năng: 01.
3.1. Điểm mạnh
 - Phòng học và các phòng chức năng được sữa chữa và nâng cấp kiên cố, phòng học đạt chuẩn, thông thoáng;
- Thiết bị dạy học tối thiếu được đầu tư cơ bản, phòng chức năng đạt chuẩn;
- Các phòng làm việc được trang bị máy móc đầy đủ.      
3.2. Điểm yếu
- Một số phòng học chức năng còn thiếu như phòng vi tính, phòng làm quen tiếng anh, phòng thể chất;
- Công tác quản lý, sử dụng thiết bị còn hạn chế vì thiếu cán bộ chuyên trách;
- Khai thác tiềm năng hoạt động của giáo viên và học sinh chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
- Chưa có nhà bảo vệ.
- Nền gạch của khối lớp Chồi Lá là nền gạch cũ.
- Một số tường gạch ở lớp đã nứt.
- Hệ thống nhà vệ sinh khối văn phòng và lớp Mầm còn là cầu bẹt.
- Nhà trường chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4.Thông tin    
4.1. Điểm mạnh
 - Khả năng tiếp nhận thông tin, truy cập, xử lý thông tin đáp ứng được các yêu cầu trong quản lý và dạy học;
 - Thông tin phản hồi giữa nhà trường và gia đình kịp thời, chính xác.
4.2. Điểm yếu:
- Việc lưu trữ thông tin của một vài bộ phận chưa khoa học, chưa có tính chuyên nghiệp. 
5. Tài chính     
5.1. Điểm mạnh
Tài chính được công khai minh bạch, rõ ràng, đầy đủ. Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý.
- Không lạm thu. 
- Thực hiện thu chi theo quy định.
5.2. Điểm yếu:
- Nguồn kinh phí còn hạn hẹp;
- Thu nhập của một số giáo viên, nhân viên còn thấp.       
6. Tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ   
 6.1. Điểm mạnh
- Thực hiện chương trình, kiểm tra đánh giá theo đúng quy chế và tiến độ;
- Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường hàng năm đều đạt từ 80% trở lên.
- Tỷ lệ chuyên cần bé ngoan đạt 90% trở lên.
- Trẻ được đánh giá sự phát triển hàng ngày, hàng tháng và theo từng chủ đề, độ tuổi phù hợp.
- 100% trẻ được ăn bán trú tại trường.
6.2. Điểm yếu
Thực hiện đổi mới phương pháp chưa đồng bộ, một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới phương pháp;
- Một số giáo viên chưa thật sự đầu tư vào công tác chuyên môn;
  7. Lãnh đạo và quản lý         
   7.1. Điểm mạnh
- Đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với công việc;
- Nhiệt tình, năng động, làm việc khoa học, nghiêm túc trong công việc;
Quan tâm chăm lo cho đời sống cán bộ, giáo viên và học sinh;
- Được đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh tin tưởng và tín nhiệm cao.
  7.2. Điểm yếu
- Tổ trưởng năng lực quản lý còn hạn chế;
Chưa có giải pháp để khai thác và phát huy năng lực của giáo viên một cách hiệu quả nhất.
 8. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

 
TT Bộ phận Số lượng Đảng viên Biên chế Hợp đồng Trình độ đào tạo
T. số Nữ ĐH TC Khác
1 Cán bộ quản lý 2  2 2 2   2      
2 Giáo viên 10 10  5 10   6    
3 Kế toán 1 1 1   1      
4 Cấp dưỡng 3 3           3
5 Bảo mẫu 1 1      1      
6 Y tế 1  1 1       1  
7 Phục vụ 1 1     1       1
8 Bảo vệ 2       2       2
Tổng 21 19 9 14 7 9 4 1 7

9. Chất lượng học sinh
9.1. Chất lượng giáo dục

 
Tỷ lệ /
Năm học
2016- 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021
Chuyên cần 98,86% 96,82% 97,17% 94,81% 95,83%
Bé ngoan 98,35% 96,31% 96,91% 93,87% 94,85%

9.2. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng

 
Tỷ lệ /
Năm học
2016- 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020 2020 - 2021
Trẻ phát triển bình thường 173/190
91,05%
174/197
88,32%
148/174
85,06%
122/151
80,79%
121/142
85,21%

Trẻ SDD
 
5/190
2,63%
02/197
1,01%
4/174
2,30%
2/151
1,32%
2/142
1,41%
Trẻ thừa cân – béo phì 12/190
6,31%
21/197
10,66%
22/174
12,64%
27/151
17,88%
19/142
13,38%

10. Cơ sở vật chất:

 
TT Chỉ danh Số lượng Diện tích/Qui cách kỹ thuật/Công năng
1 Phòng học 5 83,2 mphòng, nhà xây cấp 4
2 Văn phòng 01 72 m2  / phòng, nhà xây cấp 4
6 Phòng chức năng 01 72 m/ phòng, nhà xây cấp 4
7 Nhà bếp 01 72 m/ phòng, nhà xây cấp 4
    
 Tổng diện tích trường : 8.952 m2 . Diện tích xây dựng : 788,8  m2 .  
 II. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
          1. Cơ chế, chính sách, pháp luật
           1.1. Các văn bản quy định của pháp luật
- Văn kiện Đại hội XII, XIII của Đảng cộng sản Việt Nam;
- Luật giáo dục;
- Điều lệ trường Mầm non.
Nghị quyết số 29 –NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nghập quốc tế; Nghị quyết số 44/NQ-CP về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;
- Chỉ thị 40 -CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Chỉ thị 18/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân;
 - Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quyết định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Kế hoạch số 3641/KH-UBND ngày 22/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc thực hiện Chương trình hành động số 81-CTHĐ/TU ngày 03/04/2014 của Tỉnh ủy Bình Dương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Công văn số 862/SGDĐT-KHTC ngày 07 tháng 06 năm 2016 của Sở Giáo dục Bình Dương về việc hướng dẫn nội dung phát triển giáo dục giai đoạn 2016- 2020;
          1.2. Thời cơ
- Đảng và nhà nước chỉ đạo quyết liệt việc công cuộc đổi mới Giáo dục và Đào tạo, đã đưa ra mục tiêugiải pháp để phát triển giáo dục;
 Công tác quản lý giáo dục lấy cơ sở làm trung tâm, tạo cơ chế thông thoáng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức và tài chính; tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường;
  Thúc đẩy nhà trường đổi mới và sáng tạo; phát huy cao độ quy chế tập trung dân chủ là động lực giúp nhà trường phát triển.
1.3. Thách thức
 - Đòi hỏi lãnh đạo, cán bộ quản lý của nhà trường phải năng động, sáng tạo, nhạy bén; quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên một cách hiệu quả; quản lý và sử dụng công tác tài chính chặt chẻ, hiệu quả đúng quy định của pháp luật;
 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải có đạo đức, trách nhiệm và năng lực chuyên môn thực sự để tham gia quản lý nhà trường.
          1.4. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường
- Các thành viên trong nhà trường phải đoàn kết, quyết tâm và nhận thức được tầm quan trọng và tính cần thiết của việc đổi mới nhà trường;
- Đội ngũ giáo viên phải đầu tư công sức, trí tuệ cho việc việc đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng được nhu cầu của từng đối tượng học sinh;
  - Công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo nhà trường phải nhạy bén, linh hoạt, uyển chuyển để đáp ứng mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường;
- Quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường phải thân thiện, cởi mỡ.
2. Tài chính         
2.1. Thời cơ
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa đem lại những cơ hội.
- Thúc đẩy nhanh phát triển giáo dục; trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất của nhà trường được ngày càng hoàn thiện, hiện đại... đáp ứng yêu cầu dạy và học;
- Mọi thành viên của nhà trường có cơ hội đóng góp để phát triển, có cơ hội phát huy sáng tạo của mình;
- Khả năng đóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo dục cao hơn.  
          2.2. Thách thức
 Kinh phí hạn hẹp chưa đáp ứng yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực khác để phục vụ cho công tác đổi mới của hoạt động dạy và học;
  - Năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của đội ngũ không đồng đều;
  - Chế độ chính sách theo quy định chung chưa uyển chuyển, chưa phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của nhà trường. 
          2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường
          Lương của một số giáo viên và viên chức còn thấp, nhất là các giáo viên mới ra trường nên một bộ phận giáo viên và viên chức chưa yên tâm công tác.
3. Văn hóa       
3.1. Thời cơ
Đội ngũ cán bộ, giáo viên đại đa số thân thiện, đoàn kết, có ý thức xây dựng nhà trường, nuôi dưỡng bầu không khí dân chủ, hợp tác và tin cậy lẫn nhau;
Đội ngũ cán bộ, giáo viên có ý thức cầu tiến, vươn lên và mong muốn được đổi mới để phát triển nhà trường;
- Tôn trọng và luôn hướng về các giá trị đích thực, giản dị trong sinh hoạt, trung thực, thẳng thắn trong công việc;
- Có ý thức trong việc xây dựng nền nếp, tác phong, kỷ luật của học sinh, quan tâm đến các mối quan hệ thân thiện giữa thầy với thầy, giữa thầy và trò, giữa mọi người với nhau.        
3.2. Thách thức
- Các hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động vào nhà trường ngày càng lớn nên ảnh hưởng đến công tác giáo dục và xây dựng các giá trị văn hóa của nhà trường;
  - Các quy chuẩn và chuẩn mực của giáo dục, của xã hội chưa chế ngự được các hành vi tiêu cực trong cuộc sống thực tiễn.   
          3.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường
 Sự nhận thức và quan điểm sống của các thành viên trong nhà trường còn khác nhau, tính bảo thủ, cố chấp của một bộ phận giáo viênnhân viên còn ảnh hưởng đến việc xây dựng một nền văn hóa tốt đẹp trong nhà trường;
- Chủ nghĩa thực dụng, thái độ thiếu trách nhiệm của một số giáo viên, nhân viên ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và duy trì văn hóa nhà trường.
4. Xã hội          
4.1. Thời cơ
Xã hội đồng tình với quan điểm của nhà trường trong việc xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, thực hiện có kết quả cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”;
Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội  để nâng cao hiệu quả giáo dục và thúc đẩy văn hóa nhà trường phát triển.
- Xã hội quan tâm đến mục tiêu giáo dục trẻ theo hướng tự lập, chủ động, sáng tạo của trẻ. Môi trường được xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.   
4.2. Thách thức
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và mặt trái của nó ảnh hưởng không nhỏ đến cách chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được chăm sóc quá kỹ mà chưa làm tốt các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân.
- Công nghệ thông tin phát triển trẻ dần thích công nghệ thông tin xem ti vi điện thoại hơn là trò chuyện nói chuyện và tham gia hoạt động cùng cô.
4.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường
Trong công tác giáo dục học sinh cần phải có sự quan tâm đúng mức và sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học sinh với nhà trường, nếu không chất lượng giáo dục của nhà trường rất khó đạt được kết quả như mong muốn. 

III. KẾT LUẬN CHUNG:
Qua phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoàitrường Mẫu giáo Minh Tân nhận thấy có những thuận lợi khó khăn,  thời cơ và thách thức như sau:
1. Về Thuận lợi
- Đội ngũ ổn định, có trình độ chuyên môn cao. Trẻ nhiệt tình trong công tác.
- Cơ sở vật chất ngày được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc – giáo dục trẻ tại trường.
- Trẻ ngoan, lễ phép, năng động và sáng tạo trong các hoạt động học.
- Môi trường tập thể thân thiện, đoàn kết hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Tham gia tốt các hoạt động phong trào do ngành, địa phương tổ chức.
- Kinh phí hoạt động của đơn vị ngày càng được giao quyền tự chủ hơn.
- Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp ngày càng tăng, đặc biệt tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi luôn đạt 100%.
- Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường hàng năm luôn đạt trên 80%.
- Tỷ lệ trẻ SDD ngày càng giảm.
2. Về khó khăn
- Tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ngày càng tăng.
- Một số giáo viên chưa áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm vào giảng dạy hàng ngày.
- Đơn vị chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Sân chơi ngoài trời còn hư hỏng nhiều.
- Các đồ chơi được cấp GV chưa cho trẻ khai thác hết hiệu quả.
- Phong trào hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, viết và áp dụng sáng kiến chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao.
- Thiếu nhà bảo vệ và phòng thể chất, phòng vi tính.
          3. Về thời cơ:
- Có sự tín nhiệm và tin tưởng cao của cha mẹ học sinh;
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo cơ bản, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần học hỏi, có ý thức cầu tiến;
Nhà trường đạt được những thành tích rất đáng khích lệ, chính quyền các cấp, cha mẹ học sinh và nhân dân đánh giá cao, trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và Phòng GDĐT;
- Đảng, nhà nước và ngành từng bước đổi mới Giáo dục và Đào tạo đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại;
- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn; khoa học công nghệ phát triển. 
          4. Về Thách thức:
 - Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế;
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục và đào tạo;
 - Điều kiện về nguồn lực, về cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đổi mới và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và khát khao cống hiến của một số ít giáo viên, nhân viên;
- Chất lượng giáo dục của nhà trường chưa đáp ứng được kì vọng của cha mẹ học sinh và xã hội;
- Các hiện tượng tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động vào học đường ngày càng lớn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
5. Đánh giá những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020
 5.1. Những mặt đã đạt được
Hiệu quả giáo dục ổn định so với các trường trong địa bàn (hàng năm tỷ lệ trẻ đạt chất lượng giáo dục từ 90% trở lên, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường đạt từ 80% trở lên).
- Quy mô trườnglớp cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học của học sinh.
- Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, môi trường dạy học được cải thiện, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
  - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, gắn bó với trường với lớp,  quan tâm chăm lo cho học sinh; cố gắng để đổi mới phương pháp dạy học, đã chú trọng nhiều đến thực hành trãi nghiệm theo hướng lấy trẻ làm trung tâm cũng như lồng ghép nội chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, Tiếp tục thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học an toàn, lành mạnh phòng chống bạo lực học đường” .
  - Phối hợp khá hiệu quả ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh;
- Công khai, minh bạch và sử dụng nguồn lực hiệu quả, đặc biệt là nguồn tài lực, thu, chi cụ thể, rõ ràng, đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả;
  - Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường có trách nhiệm, tâm huyết, có ý thức cầu tiến, mong muốn được đổi mới giáo dục;
  - Các đoàn thể phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
5.2. Những nội dung chưa đạt được, nguyên nhân
5.2.1. Một số nội dung chưa đạt và nguyên nhân chủ quan
5.2.1.1. Về học sinh
  - Một số trẻ kỹ năng tự phục vụ còn hạn chế, kỹ năng tạo hình, kỹ năng tham gia các hoạt động nhóm cùng bạn còn hạn chế.
  Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục của con em, hầu như khoán trắng cho nhà trường, một số phụ huynh khác thì quan tâm quá mức dẫn tới áp lực cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ; một số phụ huynh khác thì nuông chiều con cái quá mức làm kìm hãm sự phát triển của học sinh như: Kỹ năng tự phục vụ bản thânrèn luyện kỹ năng sống...
5.2.1.2. Về đội ngũ giáo viên
  - Một số giáo viên chưa quan tâm, chưa chủ động trong việc tiếp cận và sử dụng các phương tiện, trang thiết bị và công nghệ thông tin trong dạy học; giảng dạy chủ yếu tập trung vào việc hoàn thành chương trình, chưa tâm huyết với phương pháp giảng dạy mới;
  Một số giáo viên chỉ tập trung vào truyền thụ kiến thức mà chưa chú trọng đến giáo dục cảm xúc xã hội, kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy, hiệu quả giáo dục trong lĩnh vực cảm xúc tình cảm xã hội hiện nay còn hạn chế.
- Yêu cầu của học sinh và xã hội ngày càng caonhưng lương và các chế độ phụ cấp còn thấp, chưa trang trãi đủ cho cuộc sống của giáo viên, do đó một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm và tâm huyết đến công tác dạy và học.
- Giáo viên phải đảm bảo cả công tác chăm sóc và giáo dục trẻ với cường độ làm việc quá nhiều đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của giáo viên.
5.2.1.3. Nhân viên
- Mỗi vị trí, mỗi công việc chỉ có 01 người nên sự giúp đỡ, hỗ trợ nhau, khả năng hợp tác, phối hợp trong công việc còn hạn chế;
- Khối lượng công việc văn phòng ngày càng nhiều nhưng vị trí việc làm thì ít  chưa đáp ứng các hoạt động trong nhà trường.
- Mức lương thấp ảnh hưởng đến năng suất công việc.
5.2.1.4. Cán bộ quản lý và cán bộ cốt cán
- Thường chú trọng hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch đề ra; chưa chú trọng đến hiệu quả công việc, việc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý còn mang tính đối phó;
- Lực lượng cốt cán như Tổ trưởng chuyên môn trong công tác quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn còn nể nang, chưa đánh giá đúng thực chất năng lực của từng thành viên, còn cào bằng, nên chưa động viên, thúc đẩy được công tác chuyên môn của tổ của nhà trường;
- Chưa tích cực, nhiệt tình trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động do đoàn thể tổ chức.
5.2.1.3. Về cơ sở vật chấttrang thiết bị
  Trường chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  Các thiết bị dạy học hư hỏng nhiều thường xuyên phải sửa chữa, bổ sung  máy tính, các thiết bị dạy học khác, ...
  Nguồn ngân sách nhà cấp còn hạn hẹp, hầu hết chủ yếu tập trung để chi trả các chế độ chính sách cho đội ngũ, chưa có nguồn kinh phí dư để đầu tư, mua sắm bổ sung các thiết bị dạy học.
- Sân chơi của trẻ đã hư hỏng nhiều.
- Trường chưa có nhà bảo vệ.
- Hệ thống nhà vệ sinh ở Khối văn phòng và lớp Mầm còn là nhà vệ sinh ngồi bẹt.
- Diện tích vườn sau quá rộng.
5.2.2. Một số nguyên nhân khách quan
  - Một số chủ trương, chính sách của ngành thay đổi liên tục, chưa có tính nhất quán cao; việc triển khai, hướng dẩn thực hiện công tác chuyên môn còn nhiều bất cập, phương án thi cử chưa ổn định gây khó khăn cho nhà trường trong việc định hướng chiến lược phát triển nhà trường;
  - Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự, tài chính, chưa triệt để; cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Các nội dung chủ yếu và nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong giai đoạn 2020 - 2025
  - Nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức, phong cách của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên; giáo dục thái độ, động cơ học tập cho học sinh.
  - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động như:
  + Giảng dạy của giáo viên và cho trẻ làm quen với máy tính;
  + Quản lý học sinh, đánh giá học sinh.
  + Quản lý nhân sự.
  + Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, kế hoạch...
   + Quản lý đánh giá chuẩn nghề nghiệp.
  - Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh; tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn của giáo viên.
  - Xây dựng tính chuyên nghiệp trong chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các thành viên trong nhà trường.
  - Đổi mới, xây dựng quy trình hoạt động của công tác Thi đua – Khen thưởng.
  Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.
  - Đổi mới, nâng cao hiệu quả phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ; tăng cường giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ.
- Tăng cường bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng kỹ năng quản lý cảm xúc của giáo viên không để xảy ra tình trạng bạo hành trẻ dưới mọi hình thức.
  - Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, cải tạo sân chơi, xây dựng môi trường sư phạm an toàn, lành mạnh, thân thiện với trẻ. Tham mưu lãnh đạo cấp trên xây dựng nhà bảo vệ, phòng thể chất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đơn vị.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn thanh niên, Chi đoàn giáo viên và  tổ chức Công đoàn nhà trường.
  - Xây dựng văn hóa truyền thống của nhà trường. Đưa bộ quy tắc ứng xử áp dụng hiệu quả vào đơn vị.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh;
- Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên theo đúng định mức tiêu chuẩn. Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ;
- Quan tâm công tác xã hội hoá giáo dục, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà trường và hỗ trợ các hoạt động của học sinh.
 
  • Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi trên cơ sở đảm bảo 100 % trẻ ra lớp. Nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, phấn đấu đạt trường mầm non đạt chuẩn chất lượng giáo dục mức độ 2.
B. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  I. XÁC ĐỊNH SỨ MẠNG, CÁC GIÁ TRỊ VÀ TẦM NHÌN
1. Sứ mạng
Trường mẫu giáo Minh Tân tạo dựng được môi trường học tập “ Thân thiện-Học sinh tích cực, chủ động”. Phát huy tốt tính tích cực sáng tạo và năng lực tư duy của trẻ, phấn đấu công nhận lại trường chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng vào năm 2022. Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục ngày càng cao được phụ huynh tín nhiệm tin tưởng.
2. Các giá trị
- Tinh thần đoàn kết.
- Tính khát vọng vươn cao .
- Tính trung thực.
- Tinh thần trách nhiệm.
- Tính sáng tạo.
- Tình nhân ái.
- Tinh thần hợp tác.
- Trình độ tay nghề giáo viên vững vàng.
3. Tầm nhìn
Là một trong những trường khó khăn của huyện Dầu Tiếng, trẻ mầm non hầu hết là con công nhân, dân lao động  nhập cư tuy nhiên việc trang bị thêm các phòng học, đầu tư đồ dùng dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên hướng tới tất cả trẻ trên địa bàn đều được đến trường kể cả độ tuổi nhà trẻ đây là hướng mục tiêu của đơn vị hướng tới một môi trường Đoàn kết - Thân thiện - Sáng tạo - Đổi mới sẽ giúp sức cho đơn vị ngày càng phát triển đáp ứng chuẩn nông thôn mới và nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
C. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC ƯU TIÊN
I. Mục tiêu chung
1. Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, giỏi nghiệp vụ; thống nhất trong tư tưởng và hành động; tự tin, nhạy bén, linh hoạtcó tâm huyết với nghề, yêu trường, yêu lớp và đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của nhà trường.
          2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên tất cả 5 lĩnh vực phát triểnchú trọng giáo dục các giá trị trung thực, tự tin, có khát vọng vươn lên, nhạy bénthích nghi với mọi hoàn cảnh; biết tôn trọng, biết lắng nghe và bày tỏ chính kiến của mình; có khả năng tự phục vụ.
          3. Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, có cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học; tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh;
          4. Xây dựng nhà trường chất lượng giáo dục cao, trở thành một trong những trường mầm non có chất lượng của Huyện; hiện đại, góp phần thúc đẩy địa phương phát triển, bắt kịp xu thế phát triển của đất nước và thế giới.
          II. Mục tiêu cụ thể
          1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên
- 100% cán bộ, giáo viên và nhân viên được đánh giá, phân loại  cuối năm từ khá, tốt trở lên;
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính, truy cập, khai thác có hiệu quả cổng thông tin điện tử của Ngành và Website của nhà trường;
- Sử dụng công nghệ thông tin có hiệu quả; 
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, đầu tư bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện tốt công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tổ khối theo định kỳ ít nhất 2 lần/ tháng theo Quy chế và Điều lệ trường mầm non, đổi mới thực chất nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, tự học bồi dưỡng thường xuyên.
- Năng lực chuyên môn của CB-GV được đánh giá chuẩn nghề nghiệp xếp loại khá tốt trên 80%.
- Đánh giá xếp loại cán bộ - viên chức cuối năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
- 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin.
- Có 80% số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin và tăng lên 10% hàng năm.
- Phấn đấu hàng năm đều có CB-GV theo các lớp học Đại học phấn đấu đến năm 2025 đạt trình độ trên chuẩn 80%, và tiếp tục phấn đấu đến năm 2030 có 100 % đạt trình độ trên chuẩn (chuẩn Đại học).
 
Tỷ lệ /
Năm học

2020 - 2021

2021- 2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025
  Số lượng Trình độ Số lượng Trình độ Số lượng Trình độ Số lượng Trình độ Số lượng Trình độ
HT
 
01 ĐH 1 Thạc sĩ 1 Thạc sĩ 1 Thạc sĩ 1 Thạc sĩ
PHT 01 ĐH 01 ĐH 01 ĐH 1 Thạc sĩ 1 Thạc sĩ
GV 10 ĐH: 06
CĐ: 04
10 ĐH: 06
CĐ: 04
16 ĐH: 10
CĐ: 06
16 ĐH: 10
CĐ: 06
16 ĐH:12
CĐ: 04
Kế toán 1 ĐH 1 ĐH 1 ĐH 1 ĐH 1 ĐH
Y tế 1 TC 1 TC 1 TC 1 1
NV phục vụ 1 12/12 1 12/12 1 12/12 1 12/12 1 12/12
CD 3 9/12:1
12/12:2
3 9/12:1
12/12:2
4 9/12:2
12/12:2
5 9/12:2
12/12:3
5 9/12:2
12/12:3
Bảo vệ                    
                     
                     

          2. Học sinh                 
- Qui mô trường hạng II phấn đấu lên hạng I.
- Tăng quy mô nhóm lớp.

 
Số trẻ /
Năm học
2020 - 2021 2021- 2022 2022-2023 2023-2024 2024-2025
  Lớp Trẻ Lớp Trẻ Lớp Trẻ Lớp Trẻ Lớp Trẻ
Nhà trẻ 0 0 0 0 1 15 1 20 1 20
3- 4 tuổi 1 30 1 30 2 50 2 50 2 50
4- 5 tuổi 2 50 2 50 2 50 2 55 2 55
5-6 tuổi 2 66 2 66 3 90 3 90 3 90
Toàn trường 5 146 5 146 8 205 8 215 8 215

- Tăng tỷ lệ huy động trẻ hàng năm.

 
Tỷ lệ huy động /
Năm học
2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 2023 - 2024 2024- 2025
Toàn xã 50% 60% 70% 75% 80%
Toàn trường 45% 50% 50% 50% 55%
Trẻ 3-4 tuổi toàn xã 50% 60% 70% 75% 80%
Trẻ 5 tuổi toàn xã 100% 100% 100% 100% 100%

- Mẫu giáo Đạt tỷ lệ chuyên cần từ 95 % trở lên .
- Đối với trẻ 5 tuổi Đạt tỷ lệ chuyên cần 98% trở lên.
- 100% trẻ đạt nề nếp lễ giáo và  thực hiện tốt các thói quen vệ sinh hành vi văn minh và giao tiếp ứng xử tốt với mọi người.
- 100% trẻ được đánh giá hàng ngày, cuối độ tuổi, đánh giá cuối chủ đề.
- 100% trẻ được làm quen với công nghệ thông tin.
- 100% trẻ được giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng quản lý cảm xúc xã hội.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ trẻ phát triển bình thường trên 85%.
 
Tỷ lệ /
Năm học
2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 2023 - 2024 2024- 2025
Trẻ phát triển bình thường 85% 86% 86% 87% 88%

Trẻ SDD
 
2% 2% 2% 2% 2%
Trẻ thừa cân – béo phì 13% 12% 12% 11% 10%
- Mẫu giáo Đạt tỷ lệ chuyên cần từ 95 % trở lên.
 
Tỷ lệ /
Năm học
2020 - 2021 2021 - 2022 2022 - 2023 2023 - 2024 2024- 2025
Toàn trường Chuyên cần 95% 96% 97% 98% 98%
Bé ngoan 95% 96% 97% 98% 98%
Trẻ 5 tuổi Chuyên cần 95 % 96% 97% 98% 98%
Bé ngoan 95 % 96% 97% 98% 98%

          3. Cơ sở vật chất
- Lát gạch toàn bộ sân chơi.
- Tham mưu xây dựng thêm phòng chức thể chất, phòng vi tính, chòi bảo vệ. Xây dựng, sữa chữa nâng cấp phòng học và hệ thống nhà vệ sinh.
- Bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học để duy trì trường chuẩn quốc gia; Phấn đấu đạt công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1 và đạt kiểm định chất lượng mức độ 2.
- Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục
- Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng trang Web của trường góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
- Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công tác.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục: Huy động được các nguồn lực: Ngân sách Nhà nước; các nguồn lực từ  công tác xã hội hoá, cha mẹ trẻ, các cá nhân tham gia vào việc phát triển chiến lược giáo dục nhà trường.
6. Lộ trình thực hiện kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục
- Giai đoạn 1: Từ năm 2020-2025.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2025-2030.
D. GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
 - Đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy họcphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác, triển khai dạy học tốt môn tự chọn, tăng cường thực hành, rèn luyện khả năng tự học cho học sinh;
- Chú trọng dạy học tích hợp, kiến thức liên môn.
2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy và phát triển đội ngũ
 - Tạo điều kiện, động viên cán bộ, giáo viên có năng lực đi học sau đại học;
  - Tổ chức cho viên chức tự đăng ký các chủ đề tự học, tự nghiên cứu.
3. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa
- Tập trung sửa chữa CSVC, đầu tư trang thiết bị, từng bước hoàn thiện phòng học bộ môn;
- Lập dự án đề nghị các cấp quan tâm xây dựng thêm phòng bộ môn đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện nhà trường.
4. Nâng cao chất lượng quản lý nhà trường bằng công nghệ thông tin
- Đẩy mạnh Tin học hoá tất cả hoạt động của nhà trường;
- Phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng.
5. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục
 Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy nguồn lực huy động từ các tổ chức, cá nhân chú ý các mạnh thường quân là cựu học sinh của nhà trường.
6.Tăng cường chặt chẻ ba môi trường giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội, tăng cường giao lưu học hỏi với các trường bạn
Tiếp tục hoàn thiện quy chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS; giữa nhà trường với Công an huyện, Công an thị trấn trong công tác giáo dục học sinh.                                      
          E- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
          1. Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
          1.1. Nhà trường:
          - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược gồm: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Thư ký hội đồng, Bí thư Đoàn trường, Bí thư chi đoàn giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn;
          - Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;
          - Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều chỉnh Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường sau từng giai đoạn triển khai thực hiện để sát với tình hình thực tế của nhà trường;
- Triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viênSở GDĐT, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân có liên quan đến nhà trường.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, sơ kết công tác triển khai thực hiện từng năm học, từng giai đoạn, rút ra bài học kinh nghiệm, để từ đó điều chỉnh Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cho thật phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
          1.2. Lộ trình thực hiện: 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Từ năm 2016 – 2018.
          - Giai đoạn 2: Từ năm 2018 – 2020.
          1.3. Nhiệm vụ cụ thể của Ban chỉ đạo:
          a) Hiệu trưởng:      
          - Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành, lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện;
          - Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường;
          - Tổ chức kiểm trađánh giá triển khai, thực hiện Kế hoạch từng năm học, từng giai đoạn.
          b) Phó Hiệu trưởng phụ trách dạy và học:
          Phó ban, theo dõi chỉ đạo kiểm trađánh giá các mặt hoạt động dạy và học; chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên mônnghiệp vụ cho giáo viên; xây dựng tính chuyên nghiệp trong hoạt động của tổ chuyên môn; xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và theo dõi đôn đốc thực hiện; tổ chức các hội thảo chuyên đề theo quy định.
          c) Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động đoàn thể:
Phó ban, chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng kế hoạch rèn luyện hạnh kiểm và nhân cách cho học sinh; chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh.
          d) Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và môi trường:
          Chỉ đạo kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng nhu cầu dạy và học; chỉ đạo làm vệ sinh trường, lớp; chăm sóc cây cảnh tạo môi trường sạch sẽ, tháng mát an toàn, thân thiện.
          e) Thư ký Hội đồng:
Hỗ trợ các phó ban thiết lập hồ sơ theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tham mưu, đề xuất các nội dung của kế hoạch. Thông báo các thông tin cần thiết cho hội đồng sư phạm.
f) Chủ tịch Công đoàn:
          Chỉ đạo hoạt động của các tổ Công đoàn, động viên đội ngũ tích cực thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; giúp đỡ, hỗ trợ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ trong quá trình thực hiện, xem xét đánh giá thi đua và đề xuất khen thưởng cuối năm, cuối giai đoạn. Chú trọng vào hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
          g) Bí thư Đoàn trường:
          - Xây dựng kế hoạch hoạt động, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, tổ quản lý học sinh, cha mẹ học sinh để rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sưu tầm các trò chơi dân gian, trò chơi khoa học; thành lập và duy trì hoạt động các câu lạc bộ ATGT, câu lạc bộ kỹ năng mền; thành lập đội văn nghệ xung kích, tạo những sân chơi bổ ích khác cho học sinh.
          - Động viên các đoàn viên, các chi đoàn lớp hưởng ứng tích cực phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
h) Tổ trưởng chuyên môn:
          Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, chú trọng các biện pháp để hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ; đẩy mạnh các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực áp dụng dụng triệt để các phương tiện, thiết bị vào trong giảng dạy, hạn chế dạy chay, ... chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, phân loại giáo viên chính xác, không cào bằng để thúc đẩy, nâng cao chất lượng các giờ giảng.
i) Tổ Văn phòng:
          Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động dạy và học, phục vụ nhân dân; thực hiện nghiêm túc quy chế một cửa; áp dụng triệt để công nghệ thông tin vào công tác văn phòng,  thiết lập công tác quản lý hồ sơ, sổ sách khoa học; nâng cao chất lượng công tác phục vụ đáp ứng nhu cầu đổi mới của nhà trường.
          k) Tổ trưởng công đoàn:
Phối hợp với Tổ trưởng bộ môn, động viên đội ngũ tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy; mạnh dạn đề xuất các ý tưởng đổi mới sáng tạo, đề xuất khen thưởng các cá nhân điển hình tiên tiến của tổ.
          l) Giáo viên chủ nhiệm:
          Phối hợp chặt chẽ ba môi trường nhà trường – gia đình – xã hội để giáo dục hạnh kiểm cho học sinh; tổ chức và hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động, tổ chức các hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; bám lớp, theo dõi để giúp đỡ, hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh nghèo, vượt khó trong học tập và rèn luyện.
          2. Phương thức kiểm tra, đánh giá
          a) Cơ sở pháp lý:
Dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành, đồng thời thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản mới có hiệu lực để điều chỉnh kế hoạch hoạt động của trường cho đúng quy định của pháp luật, cụ thể:
- Luật Giáo dục;
Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, của Bộ GDĐT ban hành;
Kế hoạch chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo của Ngành Giáo dục và Đào tạo đến 2020;
- Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GDĐT, về việc  ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
          - Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ GDĐT về đánh giá xếp loại học sinh trung học;
          - Các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm định chất lượng;
- Các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, của Sở GDĐT, của Ủy ban nhân dân huyện Ninh Sơn về Giáo dục và Đào tạo và các nội dung khác có liên quan đến Giáo dục và Đào tạo.
b) Giải pháp:
          - Sau mỗi năm học tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các chỉ tiêu của Kế hoạch, điều chỉnh các giải pháp để tiếp tục triển khai, thực hiện để Kế hoạch đạt được kết quả như đã đề ra.
            - Cuối năm 2018 tổ chức sơ kết giai đoạn 1, xem xét đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại, nguyên nhân tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp tình hình thực tế của nhà trường.
          3. Các cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch
          a) Đối với học sinh:
          - Căn cứ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm; kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển đại học, cao đẳng và kết quả đạt giải các hội thi, cuộc thi để đánh giá;
- Căn cứ kết quả hoạt động phong trào của các cá nhân, các tập thể; kết quả duy trì, các biện pháp hỗ trợ các câu lạc bộ hoạt động; các công trình thanh niên; hiệu quả các trò chơi dân gian, trò chơi khoa học, các hoạt động Văn - Thể - Mỹ để đánh giá.
b) Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên:
- Các hoạt động thực tiễn của giáo viên trong suốt năm học như kết quả thao giảng, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả phụ đạo học sinh yếu, kém, kết quả học tập của các lớp được phân công phụ trách để đánh giá;
- Kết quả tham gia các cuộc thi, hội thi, kết quả sáng kiến, kết quả các hoạt động ngoại khóa của tổ chuyên môn, của nhà trường để đánh giá;
- Kết quả tham gia các phong trào của các đoàn thể để đánh giá;
- Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức và kết quả thi đua cuối năm học để đánh giá.
Trên đây là Kế hoạch chiến lược để phát triển trường THPT Trường Chinh giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 30 của trường THPT Trường Chinh, nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả. Trong quá thực hiện kế hoạch có nội dung nào còn vướng mắc đề nghị phản ánh về Hiệu trưởng để thống nhất giải quyết./.
- Kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường đoạn 2020-2025 nhằm xác định rõ mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển đi lên của nhà trường và đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục mầm non.
- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của sở giáo dục, của PGD&ĐT Dầu Tiếng. Trường mẫu giáo Minh Tân cùng các trường mầm non, mẫu giáo trong toàn huyện có định hướng nhằm xây dựng ngành giáo dục của huyện Dầu Tiếng theo kịp yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh và của đất nước trong thời kì hội nhập.
1. Mục tiêu
  1.1. Các mục tiêu tổng quát
- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
- Phấn đấu đến năm 2022 - 2025 trường được công nhận lại chuẩn Quốc gia mức độ 1 và đạt kiểm định chất lượng theo thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ giáo dục và đào tạo về ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
1.2. Các mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2022 trường mẫu giáo Minh Tân phấn đấu được công nhận lại chuẩn quốc gia  mức độ 1 và đạt kiểm định chất lượng mức 2.
- Đến năm 2025 trường phấn đấu tham mưu được đầu tư xây dựng mới.
- Đến năm 2030 trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt kiểm định chất lượng mức 3.
- Đến năm 2030 phấn đấu 100% trẻ được học ngoại khóa với Tiếng Anh.
2. Chỉ tiêu chiến lược
2.1. Chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng cao
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ vi tính cơ bản và nâng cao.
- Áp dụng tốt sử dụng CNTT trong quản lý và dạy học.
- Thực hiện tốt khẩu hiệu hành động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, đầu tư bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện tốt công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tổ khối theo định kỳ ít nhất 2 lần/ tháng theo Quy chế và Điều lệ trường mầm non, đổi mới thực chất nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, tự học bồi dưỡng thường xuyên.
- Năng lực chuyên môn của CB-GV được đánh giá chuẩn nghề nghiệp xếp loại khá tốt trên 80%.
- Đánh giá xếp loại cán bộ - viên chức cuối năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
- 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin.
- Có 80% số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin và tăng lên 10% hàng năm.
- Phấn đấu hàng năm đều có CB-GV theo các lớp học Đại học phấn đấu đến năm 2025 đạt trình độ trên chuẩn 80%, và tiếp tục phấn đấu đến năm 2030 có 100 % đạt trình độ trên chuẩn (chuẩn Đại học).
2.2. Chất lượng trẻ 
- Mẫu giáo: Đạt tỷ lệ chuyên cần 90 - 98 %
- Đối với trẻ 5 tuổi: Đạt tỷ lệ chuyên cần 98% trở lên.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ trẻ phát triển bình thường trên 80%.
- 100% trẻ đạt nề nếp lễ giáo và  thực hiện tốt các thói quen vệ sinh hành vi văn minh và giao tiếp ứng xử tốt với mọi người.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên, đầu tư bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện tốt công tác Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tổ khối theo định kỳ ít nhất 2 lần/ tháng theo Quy chế và Điều lệ trường mầm non, đổi mới thực chất nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, tự học bồi dưỡng thường xuyên và thảo luận nhóm.
3.1. Cơ sở vật chất: Tham mưu cấp trên bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, phương tiện dạy học hiện đại phục vụ tốt cho nhu cầu thực tế của trẻ tại đơn vị.
3.2. Các phong trào thi đua: Toàn trường tiếp tục tích cực thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với ba nội dung lớn: Trách nhiệm trong công việc, noi gương trong đời sống, dân chủ trong hoạt động.
- Chủ đề năm học: “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao, chất lượng bền vững” với phương châm hành động “Năng động - Sáng tạo”, thực hiện khẩu hiệu hành động  “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì các cháu thân yêu”.
- Chuyển cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành phong trào hành động thiết thực, cụ thể, thường xuyên trong GDMN.
- Tiếp tục xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, phòng chống bạo lực học đường. Tạo mối quan hệ ứng xử thân thiện, tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử.
 - Duy trì việc đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và bản sắc văn hoá của địa phương, chủ động đưa các hoạt động Lễ -Hội đã được tổ chức đạt hiệu quả của cấp học như: Liên hoan hát dân ca trò chơi dân gian, tết trung thu, Hội thi Bé chuẩn bị vào lớp 1, an toàn giao thông, mừng tết Nguyên Đán, tết thiếu nhi… thành các hoạt động Lễ - Hội thường xuyên của trường.
V. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG
 - Xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng tốt cho nhu cầu đổi mới.
 - Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường giáo dục kỹ năng sống và đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi trẻ.
 - Nâng cao chất lượng đội ngũ CB-GV-NV.
 - Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý.
 - Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà tường.        
VI.  MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.
2. Phương châm hành động và các phong trào thi đua
- Toàn trường tiếp tục tích cực thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với ba nội dung lớn: Trách nhiệm trong công việc, noi gương trong đời sống, dân chủ trong hoạt động.
- Chủ đề năm học: “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao, chất lượng bền vững” với phương châm hành động “Năng động - Sáng tạo”, thực hiện khẩu hiệu hành động “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì các cháu thân yêu”.
- Chuyển cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành phong trào hành động thiết thực, cụ thể, thường xuyên trong GDMN.
- Toàn trường tiếp tục tăng cường tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn.
- Tiếp tục xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, giữ mối quan hệ ứng xử thân thiện, tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử.
- Duy trì và nâng cao chất lượng việc đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và bản sắc văn hoá của địa phương, chủ động đưa các hoạt động Lễ - Hội đã được tổ chức đạt hiệu quả của cấp học như: Liên hoan hát dân ca trò chơi dân gian, tết trung thu, hội thi Bé chuẩn bị vào lớp 1, an toàn giao thông, mừng tết Nguyên Đán, tết thiếu nhi thành các hoạt động Lễ -Hội thường xuyên của nhà trường.
VIII. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Biện pháp chung
- Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh lồng ghép với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào thi đua 2 tốt...
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình; đổi mới quản lý chỉ đạo nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ có phẩm chất chính trị và đạo đức; có trình độ chuyên môn vững vàng.
- Huy động mọi nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục.
- Củng cố và duy trì việc tổ chức bán trú 2 buổi/ ngày.
2. Biện pháp cụ thể
  2.1. Thể chế và chính sách
- Xây dựng cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi mặt hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.
  2.2. Tổ chức bộ máy  
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên torng đơn vị, bố trí nhân sự hợp lý nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân phù hợp với yêu cầu.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
  2.3. Công tác xây dựng đội ngũ: Xây dựng đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết,  gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
  2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục
- Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.
- Tổ chức tốt công tác xây dựng kế hoạch giáo dụcLấy trẻ làm trung tâm ”.
- Các lớp MG 5 tuổi tiếp tục triển khai sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
3. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS và các tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động của nhà trường.
4. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
IX. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
2. Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, hỗ trợ Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch.
3. Tổ trưởng chuyên môn:
- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
4. Giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển chiến lược giáo dục nhà trường.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển trường mẫu giáo Minh Tân giai đoạn 2020-2025 và định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2025-2030./.

Nơi nhận:                                                                                     HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GDĐT để báo cáo;
- Các bộ phận;
- Lưu HS, VT.
 
XÁC NHẬN CỦA UBND
XÃ MINH TÂN
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DẦU TIẾNG

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập13
  • Hôm nay616
  • Tháng hiện tại11,360
  • Tổng lượt truy cập1,475,824
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây