Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại nhà

Thứ năm - 13/01/2022 09:40
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại nhà
 
     Ngôi nhà là nơi an toàn cho trẻ sinh sống, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều rủi ro gây thương tích cho trẻ nếu không được kiểm soát tốt. Các bậc cha mẹ cần có sự cẩn trọng trong quá trình chăm nom trẻ. Bởi tai nạn gây thương tích có thể xảy ra bất cứ khi nào nếu người lớn lơ là bất cẩn.
     Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong, để lại di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Phần lớn các trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra là do sự bất cẩn của người lớn. Với bản tính thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng, phòng tránh nên trẻ em rất dễ bị tai nạn thương tích. Nếu người lớn bất cẩn trong quá trình chăm nom trẻ thì dù ở môi trường nào trẻ vẫn có thể gặp những nguy cơ xảy ra tai nạn như: bỏng nước sôi, nuốt phải dị vật, bị điện giật do cho tay vào ổ điện, ngã cầu thang…

                       Khu bếp nên riêng biệt hoặc có cửa ngăn
   Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
Với sự nguy hiểm cùng những hậu quả nặng nề, các bậc phụ huynh, cha mẹ cần chú ý việc bảo vệ, phòng ngừa cho trẻ ngay tại chính ngôi nhà của mình. Các biện pháp cơ bản phòng chống tai nạn thương tích trong nhà cho trẻ cần được quan tâm và thực hiện:
       Phòng chống ngã: Cửa sổ phải có chấn song để trẻ không chui qua được, làm cửa chắn ở đầu và cuối cầu thang khi có trẻ dưới 6 tuổi. Cầu thang phải có lan can chắc chắn với chấn song đảm bảo trẻ không chui qua được hoặc trèo lên. Sử dụng gạch chống trơn trượt để lát gạch phòng tắm, lối đi lại trong nhà. Sân, cổng, ngõ cần làm bằng phẳng, không trơn trượt.
      Phòng chống thương tích do các vật sắc nhọn: Sắp xếp gọn gàng các vật sắc nhọn (dao, kéo), các dụng cụ lao động (cày, bừa, liềm, hái...) trong giá treo, ngăn kéo ngoài tầm với của trẻ hoặc kho có khóa để không gây thương tích cho trẻ; bịt các góc nhọn ở cạnh bàn khi nhà có trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
      Phòng chống ngộ độc: Đảm bảo an toàn thực phẩm, không để trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu. Nên có tủ đựng thuốc để ở vị trí ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi. Các chất độc như xăng, dầu hỏa, thuốc trừ sâu, các chất diệt côn trùng, chất tẩy rửa và bột giặt để trong kho có khóa để trẻ không tiếp cận được.
      Phòng chống bỏng, điện giật: Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc phải có vỏ bọc chắc chắn, đảm bảo an toàn; các công tắc điều khiển. Cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi, có hộp bảo vệ hoặc nắp đậy an toàn. Khu bếp nên riêng biệt hoặc có cửa ngăn hoặc khóa để trẻ dưới 6 tuổi không tiếp xúc được bếp lửa, bình ga. Đèn, diêm, bật lửa, đồ đựng thức ăn nóng, phích nước nóng cần sắp xếp để ở ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi. Không để trẻ dưới 6 tuổi trong nhà tắm một mình, tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng. Các hố vôi tôi cần có rào chắn an toàn không để trẻ tiếp cận.
      Phòng chống đuối nước: Đảm bảo ao, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực xung quanh nhà phải có hàng rào chắc chắn ngăn trẻ tiếp cận. Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùng chứa nước khác phải có nắp đậy an toàn; không để trẻ dưới 6 tuổi một mình trong buồng tắm.
Phòng chống bị động vật cắn, đốt hút: Nên phát quang xung quanh nhà, vật nuôi trong nhà phải được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ và phải được tiêm phòng theo đúng quy định. Cần dạy bảo trẻ không nên trêu chọc khi vật nuôi đang ăn, đang ngủ hay cho bú, chăm sóc con.
      Phòng chống hóc sặc ở trẻ nhỏ: Không để các đồ vật nhỏ như đồng xu, cúc áo, đồ chơi trong tầm với của trẻ. Lưu ý khi cho trẻ nhỏ ăn các đồ ăn dễ gây nghẹn, dính, thạch, hoa quả có hạt như vải, nhãn…
Ngoài việc cung cấp môi trường sống an toàn cho trẻ trong gia đình, trẻ cần luôn có sự quan tâm giám sát, trông nom của bố mẹ hoặc người trông trẻ, để giảm tối đa khả năng trẻ có thể tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ một cách dễ dàng. Cần dạy cho trẻ biết về các yếu tố nguy cơ và các biện pháp phòng chống thương tích thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
          Còn rất nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em, cách phòng ngừa hiệu quả nhất là sự quan tâm chú ý của người lớn khi trông trẻ, người lớn luôn phải nhớ rằng “tai nạn thương tích có thể xảy ra với trẻ bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu”. Chỉ một phút thiếu tập trung, có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho trẻ nhỏ.

Nguồn tin: Tác giả bài viết: Hồ Thị Hương:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,608
  • Tháng hiện tại29,896
  • Tổng lượt truy cập1,192,558
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây