Làm tốt công tác thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường mẫu giáo Minh Tân huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương

Thứ hai - 18/05/2020 17:44
Làm tốt công tác thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường mẫu giáo Minh Tân huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương
Làm tốt công tác thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường mẫu giáo Minh Tân huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương
Làm tốt công tác thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại trường mẫu giáo Minh Tân huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương
 
     Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần tạo ra một môi trường giáo dục tốt nhất để chăm sóc, giáo dục những mầm non tương lai của đất nước. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non, việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ. Để làm được điều này tôi đã thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của trường Mẫu Giáo Minh Tân trong giai đoạn 2016-2020.
     Năm học 2016-2017 là năm học đầu tiên của bậc học mầm non thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Nắm bắt chuyên đề này phòng giáo dục và đào đạo huyện Dầu Tiếng đã triển khai rộng rãi đến các trường mầm non, có kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp. Được sự hướng dẫn của ban giám hiệu nhà trường nên tôi đã thật sự nắm bắt được tầm quan trọng của việc “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” trong giáo dục mầm non. Xây dựng môi trường thân thiện mà ở đó trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm của bản thân thông qua môi trường giáo dục. “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ sau này. Tiếp thu chuyên đề này, bản thân tôi vô cùng boăn khoăn, bởi kiến thức về xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động còn hạn chế, cách tạo môi trường ở lớp chưa thực sự phong phú, hấp dẫn trẻ, các bé còn rụt rè trong giao tiếp, chưa mạnh dạn chủ động giao tiếp với cô và mọi người, việc sưu tầm và chuẩn bị nguyên vật liệu, phế liệu củng rất khó khăn vì trường ở khu vực vùng sâu của huyện. Trước đây khi tôi lên tiết thao giảng dự giờ của mình như thế nào thì truyền tải hết nội dung như thế đấy là chính, còn chương trình giáo dục mầm non “ lấy trẻ làm trung tâm” yêu cầu giáo viên phải căn cứ vào khả năng của trẻ để đáp ứng, để chất lượng giáo dục trẻ nâng lên thì nhân tố tác động trực tiếp phải là giáo viên. Sau khi đã được bồi dưỡng cũng như việc tự tìm hiểu học hỏi trên mạng đã giúp tôi có thêm nhiều tự tin trong quá trình thực hiện chuyên đề. Vì vậy trong thời gian 5 năm thực hiện chuyên đề tôi đã khuyến khích trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động sáng tạo, với mong muốn đưa ra những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ để trẻ tiếp thu một cách dễ dàng đến năm học 2019-2020 tôi đã đạt được hiệu quả tốt trong mọi hoạt động dạy hằng ngày.
     Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với chủ đề và phù hợp với lứa tuổi. Các góc phải đẹp mắt, hấp dẫn để trẻ hứng thú hoạt động và đều sử dụng dạng mở để trẻ có thể linh động di chuyển các góc.



                            Các góc trang trí theo dạng mở

     Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp đảm bảo an toàn phù hợp với không gian, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ. Sắp xếp thiết bị, đồ chơi, theo hướng mở, kích thích sự chú ý và hứng thú tìm tòi, khám phá của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ được hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý kiến với bạn bè từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển. không gian trong lớp đều trang trí theo đúng bố cục, có đầy đủ bảng biểu trong lớp, lựa chọn mảng tường trang trí phù hợp với chủ đề với trẻ và điều kiện của từng lớp, vừa tầm mắt trẻ, các lớp đều có mảng tường mở cho trẻ hoạt động cùng cô. Trang trí lớp đúng chủ đề, phù hợp với lứa tuổi. Có đủ các góc hoạt động theo quy định.


                                        Sắp xếp đồ dùng ở các góc

     Đồ dùng sinh hoạt được sắp xếp gọn gàng, an toàn với trẻ, đủ số lượng. Các góc chơi được bố trí hợp lý, thân thiện với trẻ, có đồ dùng cho trẻ hoạt động.


Có môi trường chữ viết phù hợp với trẻ
     
     Thiết kế các hình vẽ trên sàn nhà tích hợp cho trẻ vừa học vừa chơi trong mọi hoạt động.
Sân chơi có cây xanh, bóng mát, thảm cỏ...khu vui chơi vận động, khu chợ quê, thư viện ngoài trời đảm bảo xanh sạch đẹp, thuận lợi cho các hoạt động của trẻ. Đối với góc thư viện giáo viên gợi mở để trẻ tham gia cùng cô sưu tầm những tài liệu tranh ảnh để làm những cuốn sách có hình ảnh ngộ nghĩnh về chủ đề, có hệ thống kệ, giá phù hợp, hệ thống sách truyện phù hợp với tâm lý trẻ, phong phú về nội dung theo các chủ đề.

     Có đủ đồ chơi ngoài trời cho trẻ, có khu vực chơi với cát nước. Không gian ngoài lớp học luôn hấp dẫn trẻ ngay từ ngày đầu đến trường, vì vậy tôi đã trang trí các mảng
tường dọc hành lang của lớp bằng các hình ảnh để giáo dục trẻ các hành vi văn minh, các chuẩn mực đạo đức. Mặc dù trẻ chưa biết đọc chữ nhưng chỉ cần nhìn vào các hình ảnh đó là trẻ phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai, việc gì nên làm và việc gì không nên làm.


                  Vẽ trang trí hành lang và sân chơi của trẻ


      Trang trí khu chợ quê và thư viện ngoài trời cho trẻ hoạt động

 

                                 Khu chơi cát nước

     Ngoài ra lớp được bố trí 1 góc thiên nhiên để trẻ được tự tay cùng cô trồng, chăm sóc cây, biết khi nào cây cần được tưới nước, cây trồng để làm gì, từ đó tính tự giác, tính độc lập của trẻ được phát triển. Đặc biệt thường xuyên tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp để giáo dục trẻ biết yêu cái đep, tính thẩm mỹ, mà trẻ còn được chơi trực tiếp với các hình ảnh đó.
     Trẻ cùng nhau khám phá sự vật hiện tượng xung quanh qua quá trình thử nghiệm, như: Khám phá vật nổi - vật chìm, không khí, nam châm.... cũng thông qua giờ chơi ở góc thiên nhiên trẻ được vui đùa với thiên nhiên, tự mình trồng cây, chăm sóc cây và tìm hiểu được quá trình phát triển của cây và biết được lợi ích của cây xanh đối với con người.

               Cô và trẻ cùng làm chậu hoa góc thiên nhiên
​​​​​


                 Cô nhuộm sỏi thành nhiều màu cho trẻ chơi xếp sỏi

     Tùy theo nội dung hoạt động, tôi có thể lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở các buổi trong tuần, giúp trẻ hứng thú tham gia; trò chơi vận động, trò chơi dân gian, hoạt động tham quan, quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn rau... Khi trẻ chơi, tôi chơi cùng trẻ; gợi mở, tạo tình huống mở để trẻ giải quyết tình huống; tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá một cách tự nhiên hứng thú và sáng tạo, giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ.
Căn cứ kế hoạch giảng dạy của lớp, tôi tổ chức mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ để tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực; không dạy những gì quá khó đối với trẻ. Giáo viên tăng cường trò chuyện với trẻ, lắng nghe và tôn trọng trẻ; gợi ý, khuyến khích, động viên trẻ. tổ chức cho trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học” giúp trẻ hoàn thiện dần các kỹ năng cá nhân.


                   Trẻ tham gia hoạt động vui chơi ở góc phân vai

     Trẻ biết cách giao tiếp qua các tình huống, phát triển vốn từ, khi chơi trẻ được cùng nhau thể hiện vai chơi và chơi hứng thú hơn. Hoạt động chơi còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể trẻ cùng nhau hợp tác thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi. Thông qua giờ chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.


                        Trẻ thực hành nhóm ở góc nghệ thuật

     Ở lứa tuổi này trẻ cũng mau nhớ và hay mau quên, do đó phải luyện tập thường xuyên để các cháu khắc sâu hơn. Trẻ mầm non rất thích xem tranh ảnh, sách báo, truyện tranh do đó tôi đã sưu tầm nhiều hình ảnh để làm tranh cho trẻ nhìn vào tranh để kể chuyện, hay dùng rối để đóng vai nhân vật của câu chuyện. Nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ, theo tôi nghỉ chỉ trừ khi nào trẻ tự chơi cùng với bạn và cùng bạn kể chuyện thì mới có thể bộc lộ cảm xúc của chính mình với những câu chuyện mà trẻ suy nghỉ và kể theo trí tưởng tượng của trẻ cách của trẻ kể do đó trong lớp tôi đã trang bị các thẻ lô tô, hình ảnh trang trí ở các có lớp và góc thư viện, và các tranh nhằm để phục vụ cho trẻ ở mọi giờ học.


                              Trẻ cùng cô tham gia kể chuyện

     Trong các tiết học trong giờ hoạt động học: làm quen với toán, làm quen văn học, khám phá khoa học và xã hội, hoạt động thể dục giờ học, hoạt động tạo hình,…thì tôi thường sử dụng tích hợp hoạt động âm nhạc trong quá trình giảng dạy như xen kẽ vào các phần nội dung hay phần gây hứng thú, kết thúc bài giảng của trẻ nhằm tránh phần nhàm chán trong tiết dạy, đồng thời đổi mới không gian lớp học làm bài học của trẻ thêm hứng thú hơn

                                   Trẻ cùng cô chơi đối đáp


          Dụng cụ âm nhạc làm bằng nguyên vật liệu phế phẩm


                Trẻ tham gia các trò chơi vận động ngoài trời

Hoạt động văn nghệ cũng là cơ hội cho trẻ được thể hiện khả năng, sự tự tin, nhanh nhạy của mình thông qua từng hoạt động. Vì vậy tôi thường xuyên tham mưu với nhà trường tổ chức các hội thi: Thi bé khéo tay để phát triển năng khiếu tạo hình của trẻ, các ngày hội như “ Tết trung thu”, “ ngày tết quê em” , “ trò chơi dân gian tiếng hát dân ca”, “ quốc tế thiếu nhi 1/6”…tổ chức văn nghệ cuối
chủ đề tại lớp để giúp trẻ mạnh dạn tự tin tham gia.



                         Cô và trẻ cùng tham gia trò chơi dân gian
nhở trẻ và hướng dẫn cách giữ vệ sinh cá nhân, rèn luyện cho trẻ có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh và dạy trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tông trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học nơi công cộng, đến lớp chào cô, biết dạ thưa khi giao tiếp với người lớn…


                         Giáo dục trẻ lễ giáo cũng như kỹ năng sống
     Bằng những biện pháp tích cực trên tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ trẻ nhanh nhẹn, hứng thú tham gia các hoạt động khám phá, trải nghiệm. Các phong trào thi đua như: Thi trang trí lớp, thi làm đồ dùng đồ chơi, thi giáo viên giỏi tôi đều đạt kết quả cao. Đặc biệt là tham gia hội thi "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" cấp trường đạt giải nhất. Từ những kết quả trên đã góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm mà nhà trường xây dựng, tạo nhiều cơ hội để trẻ được hoạt động tích cực phát huy tính tích cực ở trẻ.
                                                                                          Người thực hiện


                                                                        Ngô Thị Thúy Ngân




 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Cháo thịt heo đậu xanh nấm rơm
Sữa netsure

Bữa trưa:

Cơm trắng
Trứng vịt chiên thịt heo
Canh bầu nấu hến+luộc đậu bắp
Bữa phụ: Bánh plan

Bữa xế:

Nui thịt bò cà rốt nấm đùi gà

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay817
  • Tháng hiện tại7,257
  • Tổng lượt truy cập1,471,721
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây