Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi

Thứ hai - 26/02/2024 15:21
Cách sơ cứu khi bị bỏng lửa, bỏng nước sôi


     Thống kê cho thấy trong số các nguyên nhân gây bỏng thì bỏng nước sôi và bỏng lửa là phổ biến nhất. Việc sơ cứu khi bị bỏng sai cách có thể khiến vết thương ăn sâu thêm, bị bội nhiễm và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.
     1. Các bước sơ cứu
     Bất kể nguyên nhân gây bỏng là do lửa hay nước sôi, sơ cứu khi bị bỏng việc đầu tiên cần làm là phải loại bỏ nguyên nhân, đưa người bị nạn tránh xa khỏi khu vực xảy ra tai nạn.
     Riêng với sơ cứu khi bị bỏng lửa, bước đầu nên sử dụng cát, nước hoặc áo khoác, áo choàng, chăn hay mảnh vải lớn... đập dập lửa đang cháy. Cởi bỏ hoặc nhanh nhất là xé ngay phần trên người áo quần còn hiện tượng âm ỉ cháy. Nếu quần áo không cháy, nhanh chóng choàng mảnh vải lớn, chăn, áo choàng chất liệu vải thô... lên người để tránh da thịt bị tiếp xúc lửa.
     Sau đó tiếp tục sơ cứu cho cả 2 trường hợp theo các bước sau:
     - Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ nước mát cho đến khi vùng bị bỏng hết rát. Việc này giúp vết thương được dịu đi, tránh đau rát, sưng tấy, vết bỏng cũng sẽ không bị ăn sâu tiếp nữa. Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá, do tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn.
     - Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn lên vết bỏng.
     - Trường hợp bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ, bạn vẫn có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Vùng da bị bỏng có khả năng tự liền, còn trường hợp vết bỏng có diện tích lớn, bỏng nặng hơn, nên sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất kịp thời điều trị.
     2. Nếu quần áo bị cháy khi tiếp xúc lửa
     Trường hợp nguy hiểm xảy ra khi bị bỏng lửa, lửa cháy lên quần áo và người bị nạn luống cuống, hoảng loạn không thể tự xử lý. Lúc này cần bình tĩnh sơ cứu theo các bước sau:
  • Giữ cho người bị nạn không hốt hoảng chạy quanh vì bất cứ chuyển động nào lúc này cũng sẽ là cơ hội cho lửa bắt cháy nhiều hơn.
  • Đặt người bị nạn trong tư thế nằm yên trên sàn, hướng phần bỏng lên trên.
  • Dùng một cái áo lớn hoặc tấm chăn lớn chất liệu thô, hay len, hay dạ để bọc người bị nạn và dập lửa, không dùng chất liệu nilon dễ cháy.
  • Để người đó lăn trên sàn cho lửa tắt hẳn.. Dội nước lên người hoặc bằng một loại chất lỏng không bắt cháy nếu có.
  • Đặc biệt, không cởi đồ người bị nạn ra. Quần áo lúc đó có thể bị sát vào da, việc cởi đồ ra sẽ khiến lửa có cơ hội tiếp xúc da và càng gây thương tổn nhiều hơn.
     3. Lưu ý khi xử lý vết bỏng
  • Quan niệm cho rằng bôi ngay kem đánh răng, hay kem trị bỏng, mỡ trăn... lên vết bỏng sẽ khỏi nhanh là lầm tưởng của nhiều người, làm vậy sẽ chỉ khiến vết thương ngay lúc đó trở nên tệ hơn, có khả năng viêm nhiễm nhiều hơn.
  • Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng đá hoặc nước đá lên vết thương, tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn, vì đột ngột gặp lạnh sẽ khiến biểu bì da co rút lại, vết bỏng sẽ càng lâu khỏi và dễ viêm loét.
  • Trường hợp vùng da bỏng có diện tích lớn thì không nên cởi quần áo, sự va quệt vào vết thương có thể làm nhiễm trùng hay đau rát, nên sử dụng kéo nhanh chóng cắt lớp quần áo dính vào vết thương ra.
  • Cẩn thận tháo bỏ tư trang, mọi vật cứng xung quanh vùng bị bỏng như vòng, quần, áo, giày hay dép,... để tránh sưng nề vết thương.
  • Tuyệt đối vết bỏng phải được giữ vệ sinh, không bôi kem đánh răng hay bất cứ loại thuốc bôi nào trực tiếp lên, có thể sẽ gây nhiễm trùng. Tiến hành sơ cứu ban đầu sai cách cách có thể làm tình trạng vết bỏng bị nặng thêm, khó khăn hơn trong việc điều trị.
  • Trường hợp nguy hiểm xảy ra khiến trẻ bị bỏng, con luống cuống và hoảng loạn không thể tự xử lý, lúc bấy giờ cha mẹ, người thân cần giữ bình tĩnh và nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho con, giữ yên con và tránh để con sốc sẽ khiến tình trạng bỏng tệ hơn
 Lưu ý khi xử lý vết bỏng:

Hình ảnh sơ cứu khi bị bỏng

- Đối với gia đình có trẻ nhỏ, vấn đề quan trọng nhất là phòng tránh mọi tác nhân có nguy cơ khiến con gặp tai nạn bỏng. Trẻ con thường hiếu động và tò mò, nên luôn cần sự giám sát của cha mẹ. Cha mẹ nên sắp xếp mọi đồ đạc trong nhà một cách hợp lý, những thứ không an toàn dễ gây bỏng nên để tránh xa tầm tay với của con. Đặc biệt khu vực bếp, cha mẹ nên cẩn trọng với bếp ga, ổ điện, phích nước mới sôi, đồ ăn vừa nấu, bật lửa, bàn là.
- Việc sơ cứu khi bị bỏng nhiều người vẫn nghĩ là đơn giản và xem nhẹ, nhưng nếu sơ cứu không đúng hoàn toàn có thể gây bội nhiễm vết thương và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy, mỗi người cần nắm rõ cách làm trong sơ cứu khi bị bỏng để bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho mình và người thân./.
                                                                                                                                                                     

 

Tác giả: Mẫu giáo Minh Tân

Nguồn tin:  Nguồn ST./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Hủ tiếu thịt gà cà rốt giá nấm bào ngư
Sữa netsure

Bữa trưa:

Cơm trắng
Mộc kho cà rốt nấm đùi gà
Canh rau mồng tơi mướp cua đồng+luộc cải ngọt
Bữa phụ: Sữa chua

Bữa xế:

Bánh bông lan

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay1,015
  • Tháng hiện tại21,208
  • Tổng lượt truy cập1,525,386
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây