CẢNH GIÁC VỚI SỐ CA MẮC BỆNH DẠI ĐANG TĂNG CAO TRONG CỘNG ĐỒNG

Thứ sáu - 12/04/2024 15:25
CẢNH GIÁC VỚI SỐ CA MẮC BỆNH DẠI ĐANG TĂNG CAO TRONG CỘNG ĐỒNG

     Tính từ 1/1-20/2/2024, cả nước đã xảy ra 17 ca tử vong nghi dại/do dại ở 13 tỉnh/thành phố, tăng 8 ca so với cùng kỳ năm 2023. Trước thực trạng số người tử vong do dại tăng cao như trên, để chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên người, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã ban hành công văn Số 189/VSDTTƯ-BTN, đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh dại. 
    Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thần kinh Trung ương, lây từ động vật sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng đã có vắc xin dùng cho cả người và vật nuôi để có thể phòng tránh bệnh dại trong cộng đồng. 
     Khi bị chó cắn, mèo cào, người dân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn tiêm vắc xin hoặc huyết thanh phòng bệnh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nên giúp trẻ hiểu và báo sớm với người lớn nếu có động vật cắn, cào làm bị thương để xử lý kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc. Đáng chú ý, các quan niệm như không tiêm vắc xin dại vì lo ngại vắc xin sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sức khỏe và tự ý chữa bệnh bằng các phương pháp chưa được Bộ Y tế công nhận khi bị chó, mèo hay vật nuôi cắn là điều hết sức sai lầm bởi hầu hết các trường hợp tử vong vì dại đều do không đi tiêm phòng vắc xin.

     Để chủ động phòng tránh bệnh dại, Ngành y tế khuyến cáo người dân: 
  1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. 
  2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. 
  3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. 
  4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
- Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch - đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
- Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
- Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
- Đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.         
Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
               Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng trước bệnh dại, hãy nghiêm túc thực hiện theo khuyến cáo của ngành y tế./.
 

Tác giả: Mẫu giáo Minh Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay741
  • Tháng hiện tại11,485
  • Tổng lượt truy cập1,475,949
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây