PHÒNG BỆNH THƯỜNG GẶP CHO TRẺ TRONG DỊP LỄ, TẾT

Thứ năm - 02/02/2023 11:04
PHÒNG BỆNH THƯỜNG GẶP CHO TRẺ TRONG DỊP LỄ, TẾT

           Mỗi độ Tết đến, Xuân về, trẻ em được bố mẹ cho đi chơi xuân về quê thăm ông bà, họ hàng. Trẻ dường như được..."phá lệ" so với nếp sống thường ngày. Nhưng cũng chính trong những ngày này, trẻ em lại thường dễ gặp những "trục trặc" về sức khỏe do nếp sinh hoạt hằng ngày bị thay đổi.
      
Bệnh đường tiêu hóa
1/ Tiêu chảy cấp
     Triệu chứng: Trẻ đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, có thể kèm nôn, sốt. Biến chứng nguy hiểm là mất nước, khiến trẻ mệt lả, chân tay lạnh, mắt trũng, thóp lõm, tiểu ít, da khô và nhăn nheo.
     Nguyên nhân: Đây là tình trạng chung mà rất nhiều em nhỏ gặp phải, do ngày Tết các bé cứ rả rích suốt ngày bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả..., rồi đồ ăn nguội, không ăn cơm cháo đúng bữa, sữa pha sẵn dùng cả ngày...Đặc biệt, những loại bánh mứt, nước ngọt có độ ngọt cao sẽ là môi trường thuận lợi cho những loại vi khuẩn E.coli, Shigella...phát triển và gây bệnh.
     Xử trí ban đầu: Bù nước bằng cách cho trẻ uống các loại dung dịch điện giải có sẵn trên thị trường như: ORS, Hydrite. Cho trẻ uống từng thìa. Sau mỗi lần trẻ đi ngoài cho uống 50-100ml tùy theo tuổi, nếu lớn cho uống theo nhu cầu của trẻ. Cho uống hạ nhiệt nếu trẻ sốt cao. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn dặm. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy sau hai ngày điều trị như trên hoặc nếu trẻ sốt cao, có các dấu hiệu mất nước, phân có nhày máu hoặc ăn kém.
2/ Ngộ độc thức ăn
     Triệu chứng: Thường sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc tố, nhiễm khuẩn khoảng 1-6 giờ, trẻ bị đau bụng từng cơn, nôn nhiều lần, có thể có tiêu chảy, trẻ nhanh chóng đi vào tình trạng mệt lả. Những người khác trong gia đình cũng có thể bị tương tự.
     Nguyên nhân: Đây là bệnh rất thường gặp trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn cũ lưu trữ không đúng cách, thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn.
     Xử trí ban đầu: Cho trẻ nằm nghỉ, uống trà gừng nóng, ăn nhẹ, dùng dung dịch bù nước điện giải bị mất. Nếu có dấu hiệu mất nước nặng, nôn nhiều, cần đến bệnh viện để được xử trí thích hợp.
     Lưu ý đặc biệt:
  Trẻ tuổi bú mẹ có biểu hiện bỗng dưng bỏ bú, ưỡn người, khóc thét, đi ngoài phân máu có thể là biểu hiện của lồng ruột, cần đi cấp cứu khẩn trương.
  Trẻ lớn kêu đau bụng vùng quanh rốn hoặc hố chậu phải, buồn nôn, sốt nhẹ, bí trung tiện...cần cảnh giác trẻ viêm ruột thừa.
  Trong hai trường hợp trên, dù thời gian nào (kể cả giao thừa hay mồng Một Tết) cũng phải đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  Trái ngược với tình trạng nhiều trẻ phải vào viện vì ăn quá no, ăn vô tội vạ bánh kẹo...thì cũng nhiều trẻ khi gia đình bế tới bệnh viện trong tình trạng khóc ngằn ngặt do...đói. Ngày Tết đông người, ăn uống không đúng giờ, người này nghĩ người kia đã cho trẻ ăn rồi, nhưng thực tế là trẻ bị bỏ đói. Không chỉ khiến bé quấy khóc mà việc bỏ đói này có thể gây hậu quả làm cho trẻ bị hạ đường huyết.
3/ Bệnh đường hô hấp
       Cảm, cúm
     Triệu chứng: Nếu cảm thường trẻ sẽ sốt nhẹ, sổ mũi nước trong, hắt hơi,ngạt mũi nhưng trẻ vẫn ăn, chơi bình thường. Nếu bị cúm trẻ sẽ sốt cao, ho, sổ mũi, hắt hơi và thường đau nhức cơ, mệt mỏi, ăn uống kém.
     Nguyên nhân: Bệnh này hay gặp nhất vào mùa lạnh, lây truyền nhành trong dịp Tết vì mật độ người đông, nhất là những nơi vui chơi công cộng. Tác nhân gây bệnh là các siêu vi trùng cúm với rất nhiều chủng loại khác nhau.
     Xử trí ban đầu: Cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, cho trẻ ăn với chế độ ăn tăng sức đề kháng, dùng thực phẩm dễ tiêu, tránh các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, dùng thức ăn có nhiều chất khoáng và vitamin như các loại súp, trái cây (cam, chanh...). Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt nếu sốt cao. Cần theo dõi các triệu chứng của bệnh cúm nặng vì có thể biến chứng viêm phổi và đưa trẻ tới bệnh viện điều trị kịp thời.
4/ Dị ứng
          Triệu chứng:
     Dị ứng thức ăn: Ngày Tết, trẻ thường được ăn rất nhiều món, nhiều gia vị, nhiều nguồn thức ăn khác nhau. Những trẻ có cơ địa dị ứng thức ăn có thể xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay, đau bụng, khò khè, khó thở, lên cơn hen cấp khi ăn phải thức ăn gây dị ứng. Trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.
     Dị ứng đồ trang sức hoặc mỹ phẩm:
Viêm da vùng bôi mỹ phẩm hoặc nơi đeo đồ trang sức như ở cổ, tai, tay...
     Xử trí ban đầu:
Dừng tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Nếu triệu chứng nhẹ sau vài ngày có thể tự hết. Nếu trẻ ngứa, khó chịu có thể sử dụng các thuốc kháng histamine uống.
Nếu triệu chứng nặng như khó thở cần đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

                                                                                                                           SỨC KHỎE TRẺ EM
 

Tác giả: Mẫu giáo Minh Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Hủ tiếu thịt gà cà rốt giá nấm bào ngư
Sữa netsure

Bữa trưa:

Cơm trắng
Mộc kho cà rốt nấm đùi gà
Canh rau mồng tơi mướp cua đồng+luộc cải ngọt
Bữa phụ: Sữa chua

Bữa xế:

Bánh bông lan

Bữa chiều:

Văn bản mới

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay2,004
  • Tháng hiện tại27,151
  • Tổng lượt truy cập1,189,813
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây