Bài tuyên truyền Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

Thứ sáu - 11/11/2022 11:00
Như chúng ta đã biết, trong những ngày qua tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất nguy hiểm và phức tạp. Trong các đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ, trẻ em mầm non và học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Bài tuyên truyền Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non

 Luôn cho trẻ ăn uống đủ chất cần chú ý đến những loại thực phẩm chứa nhiều nước và các loại vitamin, giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ, tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung đa dạng thực phẩm ăn hàng ngày, tránh cho trẻ đến  nơi đông người. 
Ngoài việc chăm sóc vệ sinh, chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ thì bên cạnh đó phụ huynh cũng cần quan tâm đó là việc đảm bảo tai nạn thương tích khi ở nhà cho trẻ. Tai nạn thương tích là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những thương tổn thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi nhất là ở lứa tuổi mầm non.                                 
Vì ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng, tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích vẫn chưa giảm. Vì vậy để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do tai nạn thương tích chúng ta cùng tìm hiểu về tai nạn thương tích và các biện pháp phòng tránh.
     * Các loại tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ mầm non:
    +  Các tai nạn do ngã: 
    Chủ yếu do trơn trựơt, vấp ngã do đường đi mấp mô và thường xảy ra ở nơi vui chơi.
     + Đuối nước:
    Do trẻ bị ngã vào xô, chậu có nước, bị ngã khi đến gần ao hồ, khi đi tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, những khu vực nguy hiểm... là nguyên nhân dẫn tới trẻ bị đuối nước…
    + Các tai nạn do ngộ độc: 
   Chủ yếu do ngộ độc thực phẩm, ăn phải quả độc, thức ăn có dược phẩm độc hại, do uống nhầm thuốc…
    + Tai nạn thương tích gây ra do vật sắc nhọn: 
Thường xảy ra ở nơi vui chơi do trẻ đùa nghịch xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc nhau. Trẻ vô tình chọc vào mắt gây chấn thương  rất nguy hiểm.
    + Tai nạn gây ngạt đường thở: 
    Do trẻ tự nhét đồ chơi vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Các vật trẻ có thể nhét vào mũi, tai là hạt cườm, con xúc xắc, các loại hạt, quả nhỏ, thậm chí có trường hợp trẻ còn nhét cả đất nặn vào tai. Trẻ còn ngậm đồ chơi vào mồm và có thể gây rách niêm mạc miệng, gãy răng hoặc hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn…
    + Tai nạn thương tích do súc vật và động vật hoang dã (chó, rắn, ong… ):
    Trong đó chủ yếu do súc vật cắn và thường xảy ra ở nơi vui chơi, một số ít xảy ra ở gia đình.
    + Tai nạn Do bỏng: 
     Chủ yếu do trẻ sau khi chơi, khát nước uống nhầm vào nước nóng, khi ăn, uống, trẻ cũng có thể bị bỏng do thức ăn (canh, cháo, súp ….) mang từ nhà bếp lên còn đang rất nóng, nếu không chú ý mà ăn, uống ngay sẽ gây bỏng cho trẻ. Có trường hợp trẻ bị bỏng do cháy, hoả hoạn …
    + Tai nạn giao thông:
      Đối với trẻ mầm non các tai nạn thương tích chủ yếu do trẻ được đèo bằng xe đạp và bằng xe máy, trẻ mải chơi chạy ra đường.
Để phòng tránh tối thiểu các tai nạn thương tích xảy ra các bậc cha mẹ trẻ cần có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa sau đây:
   * Phòng ngã:
    -  Không cho trẻ chơi gần những nơi không an toàn.
    -  Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
    -  Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
    -  Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.

    * Phòng ngừa tai nạn giao thông
    -  Nhắc nhở trẻ ở nhà không tự ý đi ra ngoài đường khi không có người lớn đi  cùng.

    * Phòng ngừa bỏng
    -  Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, để bếp lò phẳng, cao ngoài tầm với hoặc có vách ngăn không cho trẻ nhỏ tới gần.
    -  Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun...
    -  Không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy... Không để trẻ tự tắm vòi nước nóng lạnh.

    -  Khi bưng, bê nước nóng, thức ăn mới nấu chín phải chú ý: tránh xa trẻ để không va đụng. Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống, nhiệt độ nước tắm rửa.
    -  Luôn quan tâm chăm sóc, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.
* Phòng ngừa điện giật
   -  Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện  thấp không cho trẻ nghịch
   -  Hệ thống điện phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

Tác giả: Mẫu giáo Minh Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,022
  • Tháng hiện tại35,939
  • Tổng lượt truy cập1,572,134
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây