Bài tuyên truyền phòng chống bệnh cúm A, Tay chân miệng-Sốt xuất huyết

Thứ ba - 20/09/2022 10:55
Bài tuyên truyền phòng chống bệnh cúm A, Tay chân miệng-Sốt xuất huyết

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM A - TAY CHÂN MIỆNG - SỐT XUẤT HUYẾT

        Kính thưa toàn thể CBVG, NV và các bậc phụ huynh học sinh thân mến!
Do thời tiết hiện nay chuyển mùa vì vậy các dịch bệnh đang hoành hành ở nhiều nơi trên cả nước và diễn biến hết sức phức tạp, như bệnh cúm Abệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết (SXH).
        Để nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh toàn trường hiểu thêm về dịch bệnh trên cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh cho bản thân và gia đình . Nhà trường xin gửi một số nội dung cần thiết về dấu hiệu nhận biết, cách phòng  tránh về một số bệnh như cúm A, Tay chân miệng, Sốt xuất huyết như sau:
1. Bệnh cúm A (H7N9)
Cúm A (H7N9) là cách gọi cho một chủng virus cúm được tìm thấy ở các loài gia cầm , bình thường chúng chỉ lây lan giữa các loại gia cầm (vịt, gà, ngan, ngỗng) và các loại chim. Tuy nhiên  hiện  nay  đã  xuất hiện gây bệnh ở trên  người và đã có bệnh nhân tử vong.
* Đường lây bệnh:
Là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thịt gia súc gia cầm bị bệnh hoặc từ môi trường bị nhiễm bệnh như (lồng chim, chuồng trại nuôi nhốt chim, gà, vịt) và trong môi trường xung quanh tại các chợ gia cầm.
Mặc dù có một số các trường hợp, những người sống gần gũi với người bị bệnh cũ. Tuy nhiên cho đến hiện tại, tổ chức y tế thế giới cho biết là vi-rút không lây trực tiếp từ người sang người.
* Triệu chứng của bệnh cúm A H7N9
Có triệu chứng của bệnh viêm phổi nặng như:
- Sốt đột ngột.
- Ho, đau họng,
- Khó thở, đau ngực.
* Các biện pháp phòng bệnh:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc dọn các chất thải của gia súc, gia cầm. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, không ăn tiết canh. Tuyệt đối không nên ăn trứng chưa nấu chín (luộc chưa chín, hoặc trứng chiên ốp-la)
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất  bằng  khăn vải hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
- Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Tăng cường thông khí nơi làm việc, lớp học bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.
- Thường xuyên vệ sinh sân trường, vệ sinh trong và ngoài lớp học, phòng làm việc, bàn ghế sạch sẽ.
- Thường xuyên lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các vật dụng bằng các chất tẩy rửa thông thường (xà phòng, các chất khử khuẩn gia dụng)
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính, với gia cầm ốm/chết, Khi phải tiếp xúc, cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Khi gia cầm bị bệnh hoặc chết phải được tiêu hủy và báo cáo với cơ quan thú y tại chỗ. Tuyệt đối không chế biến rồi ăn thịt gia súc gia cầm bệnh hay đã chết.
2. Bệnh tay chân miệng .
Bệnh Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các vi-rút đường ruột gây ra,bệnh thường xảy ra vào mùa hè và có thể phát thành dịch .
-  Biểu hiện : lúc đầu  trẻ sốt nhẹ, mệt mỏi , biếng ăn và tiêu chảy đau họng và sau đó  nổi bóng nước trong miệng, ở bàn tay, bàn chân, mông và gối. Nếu do nhiễm Enterovirus 71, là virus có độc lực rất mạnh, có thể gây ra biến chứng tim mạch, phù phổi, viêm não - màng não và tử vong.
* Đường lây bệnh: 
- Lây trực tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết mũi họng , dịch nốt phỏng bị vỡ và phân của bệnh nhân
- Lây qua đường tiêu hóa do ăn, uống phải thực phẩm nhiễm mầm bệnh.
- Lây qua tiếp xúc giữa trẻ bị bệnh với trẻ lành hoặc qua đồ chơi , bàn ghế, sàn nhà, đồ dùng học tập bị nhiễm vi rút.
 Nên có thể ngăn ngừa lây lan bệnh bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân , vật dụng đồ dùng đồ chơi và vệ sinh môi trường.
* Phòng bệnh tay chân miệng.
Bệnh tay- chân- miệng chưa có vắc xin phòng và thuốc điiều trị đặc hiệu .
Để phòng bệnh mọi người cần thực hiện :
+ Ăn uống sạch:
- Ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi để nguội;
- Ăn ngay sau khi nấu xong, che đậy không cho ruồi, gián, chuột chạm vào thức ăn.
- Trong nhà trẻ, mẫu giáo, mỗi em dùng chén, ly, muỗng riêng.
+ Ở sạch:
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, chăm sóc trẻ, làm thức ăn, cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, ngay khi xong công việc;
- Rửa tay cho trẻ hoặc hướng dẫn cho trẻ rửa tay với xà phòng , nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh .
- Quét nhà, lau nhà hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn; Dọn dẹp nhà cửa thông thoáng;
 - Không đi cầu, đổ phân của trẻ em ra ruộng đồng, ao mương, sông suối. Mỗi nhà nên có nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Đồ dùng vật dụng:
 - Bàn ghế, đồ dùng hàng ngày phải sạch: phải được lau sạch hàng ngày; Riêng ở Nhà trẻ, mẫu giáo cần vệ sinh và sát khuẩn ít nhất mỗi lần/ ngày bằng dung dịch Cloramine B.
 - Cha mẹ, thầy cô giáo cần kiểm tra  miệng, bàn tay, bàn chân trẻ mỗi sáng, nếu thấy có những chấm đỏ, bóng nước nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Khi trẻ bị bệnh phải cho trẻ nghỉ học tại nhà , cách ly từ 12-14 ngày để hạn chế tiếp xúc với trẻ khác.
3. Bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính gây ra. Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng dịch thường xảy ra vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10,11 (vào mùa mưa).
  


* Nguyên nhân:
Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:
- Do siêu vi trùng Dengue gây ra
- Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành.
* Các triệu chứng:
Đối với trẻ nhỏ: Trẻ thường sốt cao, sốt đột ngột, sốt từ 38 – 39 độ, nhưng thường không đi kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài giờ
- Thể bệnh nhẹ : Sốt cao đột ngột kéo dài từ 2-7 ngày dùng thuốc hạ sốt khó hạ, kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, hốc mắt , có thể phát ban.
- Thể bệnh nặng hơn. Gồm các biểu hiện trên và kèm theo một trong các dấu hiệu :
+ Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam , chảy máu chân răng, bầm nơi tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…
+ Đau bụng, khó thở, buồn nôn, chân tay lạnh , vật vã, hoảng hốt.
* Cách phòng ngừa:
- Trường hợp bệnh nhẹ có thể chăm sóc tại nhà: Nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại nhiều , nằm màn. Uống nhiều nước Oresol , nước trái cây… Ăn nhẹ : Cháo súp , sữa . Khi sốt cao nên uống hạ sốt bằng Paracetamol , lau người bằng nước ấm.
-  Chủ động phối hợp với cơ sở y tế  khi có các dấu hiệu bệnh nặng : sốt cao đột ngột, kèm theo các triệu chứng như đau bụng, khó thở, buồn nôn, chân tay lạnh  trên da có chấm xuất huyết..
-  Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng;
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: Sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…
-  Đậy kín các nơi có nước như lu, vại, thả cá vào bể nước … đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển;
- Phát quang bụi rậm; vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát;
- Khi ngủ phải mắc màn cẩn thận không cho muỗi bay vào, mặc áo dài tay và vệ sinh giường của trẻ thường xuyên.
-> Khi có các dấu hiệu của các bệnh nói trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời và thực hiện đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
   Trên đây là một số biện pháp phòng chống dịch  bệnh  cúm  Abệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết (SXH) ở trường Mẫu giáo Minh Tân rất mong CB,GV,NV và phụ huynh học sinh toàn trường  phối kết hợp  phòng tránh dịch bệnh để trẻ phát triển về thể chất và tinh thần một cách  tốt nhất .
 
                                                                                                                                               

 

Tác giả: Mẫu giáo Minh Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 57/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 28/03/2024. Trích yếu: Thay đổi lịch sinh hoạt tổ NVBM

Ngày ban hành: 28/03/2024

KH số 17/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/03/2024. Trích yếu: Xét CN TNTHCS

Ngày ban hành: 27/03/2024

KH số 15/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 22/03/2024. Trích yếu: Phòng chống thiên tai 2024

Ngày ban hành: 22/03/2024

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập11
  • Hôm nay2,692
  • Tháng hiện tại29,980
  • Tổng lượt truy cập1,192,642
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây