5 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà cha mẹ cần biết

Thứ tư - 27/10/2021 10:33

     5 kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà cha mẹ cần biết, Kỹ năng sống cho trẻ mầm non được xem là bài học nằm lòng dành cho những ai có trẻ nhỏ trong nhà. Giúp ba mẹ an tâm hơn khi nhìn con trưởng thành lên từng ngày!

     Mỗi người trong chúng ta đều trang bị cho mình những kỹ năng sống khác nhau, giúp bản thân vượt qua những khó khăn hay trở ngại trong cuộc sống. Tùy vào hoàn cảnh sống và phương pháp giáo dục, mà các bé sẽ có được cho mình những bài học hay, cũng như những kỹ năng sống khác nhau, góp phần hình thành nhân cách và tư duy sống tích cực của mỗi bé khi trưởng thành. Vì thế, dưới đây Worldkids xin mách nước cho bạn 5 kỹ năng sống dành riêng cho các bé mầm non, ba mẹ đừng bỏ qua nhé!

     “Bỏ túi” 5 kỹ năng sống tuyệt vời cho trẻ mầm non

     Trước khi dạy những bài học chi tiết, ba mẹ hãy nói cho con biết rằng: Mọi chuyện đều không thành vấn đề nếu con tin vào khối óc, trái tim và sức lao động của mình. Rằng là chính bàn tay của con sẽ giúp con xây dựng nên tất cả. Cho con sự tự tin, hạnh phúc lẫn bản lĩnh chịu trách nhiệm trước bất cứ biến cố nào trong cuộc đời. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra giá trị của chính mình khi được sinh ra và tồn tại trong cuộc sống này. Giúp bé có thêm niềm tin và suy nghĩ tích cực hơn khi làm bất cứ việc gì.

     Bạn cũng không cần phải lo khi đặt câu hỏi liệu với suy nghĩ của một đứa trẻ mới 3 tuổi có hiểu được hết những gì mình nói hay không. Vì trẻ từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây chính là thời điểm thích hợp để ba mẹ rèn luyện kỹ năng sống hiệu quả cho con. Hãy bắt đầu bằng những kỹ năng cơ bản nhưng dễ thực hiện với lứa tuổi của bé như:

1/ Kỹ năng tự lập trong chăm sóc cá nhân

     Hãy bỏ qua việc nhà có sạch sẽ, quần áo có gọn gàng hay phòng ốc có ngăn nắp hay không… Cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con thể hiện được tính tự lập của mình, bằng cách dạy cho con quét nhà, gấp quần áo hay dọn dẹp phòng ốc… Chắc chắn, thời gian đầu bé sẽ chưa thuần thục khiến nhà cửa còn bừa bộn. Nhưng không sao, việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bé ngày càng tự tin vào tính độc lập của mình. Bé cũng vì thế mà trân trọng những vất vả của ba mẹ và hiểu được giá trị của lao động mà tự giác giải quyết việc nhà khi không có ba mẹ hay người lớn nào giúp đỡ. 

     Điều quan trọng nhất là ba mẹ cần có tính kiên nhẫn khi thử thách và rèn luyện con cái thực hiện tính tự lập ở độ tuổi này. Không nên vội vàng xỏ giày cho bé khi bé chưa làm được, cũng không nên thấy con trễ giờ học mà xếp đồ chơi dùm… Mà thay vào đó, việc kiên nhẫn chờ cho con giải quyết từng cái một theo cách của bé sẽ giúp bé tin tưởng vào khả năng của mình hơn, từ đó thuần thục từng việc một, làm càng lúc càng nhanh hơn, càng tốt hơn.

2/ Kỹ năng tổ chức cuộc sống tại gia

     Mỗi ngày của chúng ta chỉ có 24h đồng hồ trong khi công việc và những dự định của mình lại quá nhiều, rất khó để chúng ta tự sắp xếp cuộc sống. Điều đó lại càng không dễ dàng với các bé mầm non. Tuy nhiên, bé có thể luyện tập dần dần và tự mình thực hiện từng cái một.

     Bắt đầu từ việc tự viết ra thời khóa biểu đi học của mình rồi tự giác thực hiện nó. Tiếp đó, sau giờ học thì về nhà phụ mẹ chuẩn bị cơm nước. Bé có thể làm những việc cơ bản như rửa rau, up chén, quét nhà, lấy quần áo và gấp gọn… cho đến những việc khó hơn như theo mẹ đi chợ, học cách nêm nếm thức ăn, cách xếp đũa ra bàn…

     Mẹ cũng đừng quên hướng dẫn con làm từng việc một và giải thích về những việc này sẽ mang lại ý nghĩa như thế nào cho chính con, cho người thân và cho gia đình. Giúp con có thêm niềm vui, thêm tự tin khi làm việc nhà và tăng tinh thần tự giác trong cuộc sống.

3/ Kỹ năng giao tiếp với người khác

     Có thể nói, giao tiếp là một trong những kỹ năng tối quan trọng giúp mỗi người phát triển và sinh tồn trong cuộc sống này. Chính vì thế, chúng ta cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ càng sớm càng tốt, ngay từ lúc bé bắt đầu biết nói và học nói.

     Theo đó, cha mẹ hãy dành thời gian để giao tiếp với con nhiều hơn, uốn nắn từng câu chữ để bé hình thành thói quen nói đúng, nói đủ và nói thật. Việc trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình sẽ giúp ba mẹ thấu hiểu con và tạo điều kiện cho con cảm nhận được sự quan tâm của cả nhà. Từ đó, tình cảm gia đình thêm khắng khít và ấm áp hơn!

     Ngoài ra, để trau dồi kỹ năng giao tiếp, ba mẹ hãy khuyến khích con tương tác và giao lưu với bạn bè nhiều hơn, giúp bé mạnh dạn và tự tin hơn trong đám đông. Chú ý sửa cách xưng hô của bé sao cho phù hợp với từng người (ví dụ: lễ phép với thầy cô, ông bà và ân cần với bạn bè, em nhỏ…)

4/ Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

     Đa số các phụ huynh khi thấy con đối diện với rủi ro thì cấm đoán, thậm chí là mắng nhiếc, đánh đập. Tuy nhiên, việc bạn nghiêm cấm mà không giải thích lý do vì sao thì chỉ càng làm cho bé thêm tò mò, càng muốn khám phá. Vì thế, tác dụng của việc cấm đoán này không hiệu quả cho lắm!

     Vì thế, bên cạnh việc giải thích thì mẹ nên có những ví dụ, hình ảnh và câu chuyện cụ thể để bé nhận thấy nguy hiểm rình rập đằng sau những rủi ro đó. Có thể kể đến các kỹ năng bảo vệ bản thân như: kỹ năng an toàn khi tự chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử lý khi đi lạc hay kỹ năng khi tham gia giao thông…

     Mẹ cũng nên khuyến khích cho bé tự giác thực hiện các kỹ năng này theo sự hướng dẫn của cha mẹ hay thầy cô. Sau đó thì truyền đạt lại cho các bạn cùng học với mình nhằm khiến con dễ dàng ghi nhớ hơn. 

5/ Kỹ năng suy nghĩ tích cực và làm những việc có ích

     Cuộc sống vốn không hoàn hảo, có cái tốt thì cũng có cái xấu. Vì thế, ba mẹ hãy rèn luyện cho bé cách nhìn ra bản chất của vấn đề nhưng hãy đối diện bằng cái nhìn lạc quan hơn. Điều đó sẽ đốc thúc tư duy và hành động của trẻ theo hướng tích cực, có lợi cho mục đích sống và hành động của bé ngay từ khi còn nhỏ.

     Với 5 kỹ năng sống cơ bản dành cho các bé mầm non, Trường MG Minh Tân mong rằng giữa phụ huynh và nhà trường luôn có một sự thống nhất về cách giáo dục, giúp các bé trở thành những người có ích cho xã hội mai sau. Vì thế, xin quý phụ huynh hãy mạnh dạn đề xuất với chúng tôi về các phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, giúp các bé lớn khôn từng ngày như đúng mong mỏi của gia đình và nhà trường.

Xin chân thành cảm ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay804
  • Tháng hiện tại11,548
  • Tổng lượt truy cập1,476,012
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây