Nhẫm lẫn sốt xuất huyết với Covid-19 khiến nhập viện trễ
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (TP HCM) cho biết, không ít trường hợp người mắc sốt xuất huyết không dám đi bệnh viện vì lo sợ Covid-19. Một số người mắc sốt xuất huyết nhưng nghĩ mình bị nhiễm nCoV khiến việc chẩn đoán và điều trị trễ. Có người chích ngừa Covid-19 sau đó mắc sốt xuất huyết song lại không biết mà nghĩ do phản ứng sau tiêm chủng. Vào cao điểm sốt xuất huyết như hiện nay, nếu bị sốt, người bệnh cần theo dõi sát sao và thăm khám kịp thời.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, sốt xuất huyết và Covid-19 đều là do siêu vi nên giai đoạn đầu triệu chứng khá giống nhau, cả hai đều có sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, nhức đầu. Tuy nhiên, người mắc Covid-19 thường kèm theo triệu chứng hô hấp như ho, đau họng, thở khó; trong khi sốt xuất huyết thường không kèm theo triệu chứng đường hô hấp mà sẽ có triệu chứng xuất huyết da niêm. Người bị sốt xuất huyết giai đoạn đầu sốt rất cao và ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, thời gian này thường ít có triệu chứng kèm theo. Sốt phát ban cũng do siêu vi gây nên nhưng thường trẻ ít có triệu chứng toàn thân hơn và một đặc điểm của sốt phát ban là khi ban xuất hiện, thường sốt sẽ giảm.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chia sẻ thêm, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp sốt xuất huyết, có những lúc 90% ca bệnh trong khoa Nhi tại Tâm Anh là do sốt xuất huyết. Vào thời điểm này, trẻ không chỉ có nguy cơ mắc Covid-19 mà còn có thể đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc như vừa mắc sốt xuất huyết vừa nhiễm Covid-19 hoặc nhiễm trùng máu, tay chân miệng...
Khi trẻ đồng nhiễm nhiều bệnh cùng lúc, việc chẩn đoán và điều trị sẽ khó khăn hơn, nhất là nếu trẻ đi khám trễ. Nếu như bé sốt cao khó hạ hay sốt cao liên tục hai ngày hoặc có các triệu chứng bất thường khác đi kèm, tốt nhất phụ huynh nên cho bé đến bệnh viện.
"Giãn cách xã hội có thể làm cho những căn bệnh khác như hô hấp, tay chân miệng... giảm xuống do ít tiếp xúc giữa người và người. Song, giãn cách không làm cho sốt xuất huyết giảm lây nhiễm vì trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi", bác sĩ Trương Hữu Khanh nói.
Không chỉ có trường hợp nhầm lẫn sốt xuất huyết với Covid-19 mà theo các bác sĩ ở giai đoạn đầu phụ huynh khó nhận diện sốt xuất huyết với sốt phát ban, sốt siêu vi... ở trẻ.
Theo bác sĩ Kim Thoa, sốt xuất huyết và sốt phát ban đều do siêu vi gây ra. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của hai bệnh này rất giống nhau như sốt, đau nhức mình, ăn uống kém... Với sốt phát ban, trẻ sốt cao liên tục, khi trẻ phát ban thường sẽ giảm sốt. Trẻ bị sởi thường kèm theo đỏ mắt, chảy ghèn, ho, sổ mũi nhiều và khi trẻ phát ban thì vẫn còn sốt cao.
Trẻ bị sốt xuất huyết khi có biểu hiện xuất huyết ngoài da, thường từ ngày thứ 3-4 của bệnh. Giai đoạn này trẻ có thể còn sốt hoặc hết sốt. Không nên chủ quan khi trẻ giảm sốt vì có những trẻ giảm sốt đột ngột và bệnh sẽ trở nặng. Do đó, để phân biệt các bệnh cho trẻ chính xác, bác sĩ cần phải thăm khám, xem xét các triệu chứng hoặc làm thêm các xét nghiệm nếu cần thiết.
Trường hợp nào cần theo dõi tại nhà, trường hợp nào cần đi bệnh viện
Không phải tất cả bệnh nhân sốt xuất huyết đều cần phải nhập viện mà nhiều trường hợp có thể theo dõi ở nhà. Song để đưa ra quyết định nên điều trị theo hình thức nào, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ hướng dẫn cho phụ huynh cách điều trị thích hợp nhất cho trẻ.
Nếu trẻ được điều trị tại nhà, điều quan trọng là phụ huynh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: theo dõi các dấu hiệu cần phải cho trẻ đi khám lại ngay, tái khám theo hẹn, có chế độ ăn uống phù hợp... Tất cả các chỉ định truyền dịch ngoài bệnh viện đều rất nguy hiểm vì có thể gây khó khăn cho việc điều trị về sau hoặc gây ra những biến chứng không mong muốn.
Nếu trẻ có dấu hiệu lừ đừ, bứt rứt, đau bụng, nôn ói nhiều, không ăn uống được, chảy máu (chảy máu mũi, chân răng), ói ra máu, đi cầu phân như bã cà phê, khó thở... nên được đưa đến bệnh viện kịp thời.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, sốt xuất huyết là bệnh do siêu vi gây nên, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu trước đây sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, bệnh còn thường gặp ở người lớn. Có những năm gánh nặng bệnh (như số ca mắc nhiều, tử vong) ở người lớn còn nhiều hơn trẻ.
Có 4 tuýp siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, do đó, một người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời vì giữa các tuýp sốt xuất huyết không có miễn dịch bảo vệ chéo lẫn nhau. Đặc biệt, lần bị sau thường nặng hơn lần bị trước do các kháng thể của các tuýp virus khác nhau cùng tồn tại và gây tác hại lên cơ thể bệnh nhân. Do đó, người đã bị bệnh sốt xuất huyết cũng không nên chủ quan trong phòng ngừa như ngủ màn, giữ vệ sinh môi trường sống, diệt lăng quăng...
Nguồn tin: Sưu tầm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thực đơn
Bún thịt heo mộc cà chua giá
Sữa netsure
Cơm trắng
Thịt heo kho đậu hũ cà chua
Canh khoai mỡ thịt gà+luộc bông cải
Bữa phụ:Lê đường
Mì quảng tôm nấm rơm cải dúng
Bữa chiều:Văn bản mới
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.
Ngày ban hành: 02/04/2024
Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS
Ngày ban hành: 12/06/2024
Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...
Ngày ban hành: 03/06/2024
Video Clips
Albums Ảnh
Thăm dò ý kiến
Thống kê truy cập