Bài tuyên truyền về Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Thứ năm - 13/01/2022 10:02
1. Vắc-xin là gì?
     Vắc-xin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vắc-xin là vật lạ nên sẽ tiêu diệt rồi ghi nhớ chúng. Người được chủng ngừa sẽ tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân bệnh thật thụ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh này nhanh chóng và hiệu quả hơn để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.
Bài tuyên truyền về Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Có 3 loại vắc-xin được sử dụng phổ biến, gồm vắc-xin sống giảm độc lực, vắc-xin bất hoạt & vắc-xin tái tổ hợp.

2. Tính an toàn của vắc-xin
     70% thời gian điều chế vắc-xin dành cho việc theo dõi và đảm bảo chất lượng đầu ra.
     Vắc-xin nhìn chung là an toàn. Lợi ích bảo vệ sức khỏe từ vắc-xin mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ rất thấp các vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi tiêm chủng. Một vài vắc-xin có khả năng gây ra những phản ứng phụ tạm thời như sốt, đau nhức hoặc sung tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, các phản ứng phụ này đa số ở mức nhẹ hoặc trung bình và thường tự hồi phục. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thêm về các phản ứng có thể xảy ra với từng loại vắc-xin cụ thể nhé.
     Những phản ứng phụ ở mức độ nghiêm trọng thường hiếm. Bác sĩ tại nơi tiêm chủng sẽ hướng dẫn bạn quy trình tiêm chủng và chăm sóc trẻ sau tiêm. Nếu phát hiện bé có những phản ứng phụ nghiêm trọng khiến bạn lo lắng, hãy lập tức liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kịp thời bạn nhé.
3. Lợi ích của vắc-xin
     Là cha mẹ ai cũng mong muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta biết rõ tầm quan trọng của việc sử dụng cửa chắn trẻ trong nhà, ghế ngồi trẻ em khi đi xe, các dụng cụ và nhiều phương thức khác để bảo vệ tính mạng của bé. Nhưng bạn có biết, một trong những cách bảo vệ bé tốt nhất chính là cho bé được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch!
     Tiêm chủng có thể cứu sống hàng triệu sinh mạng và giúp hàng ngàn người tránh được thương tật. Hơn bao giờ hết, nhờ những tiến bộ vượt bậc trong y học, giờ đây trẻ em từ khi được sinh ra sẽ được bảo vệ khỏi rất nhiều bệnh tật. Một số bệnh từng gây tổn thương nặng nề và gây tử vong cho hàng ngàn trẻ em, thì nay đã và đang được loại trừ hoàn toàn. Tất cả là nhờ vào những vắc-xin đã được đánh giá là an toàn và hiệu quả.
     Tại Việt Nam, chủng ngừa cũng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:

     Ngày nay cả thế giới phải công nhận cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin. Thành tựu y học này đã giúp gần 8 tỷ người trên thế giới tránh khỏi cái chết do những đại dịch hoành hành từ thế kỷ 17 trở về trước. Tiêm chủng được áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, hầu như ai cũng hiểu rằng chỉ cần một mũi tiêm, cơ thể chúng ta sẽ được miễn nhiễm với nhiều căn bệnh quái ác không thuốc chữa.
     Để chủ động phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI), Bộ Y tế đã sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng do nhà sản xuất Hàn Quốc ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem.
     Vắc xin phối hợp 5 trong 1 được lựa chọn thay thế ComBe Five do Ấn Độ sản xuất đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành ở Việt Nam từ tháng 5/2017.  Vắc xin này có thành phần tương tự như vắc xin Quinvaxem có hiệu quả phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib; đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và đã được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. 
     Đây là vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thẩm định về chất lượng và đạt tiêu chuẩn thẩm định của WHO từ năm 2012. Được biết, để đạt được tiêu chuẩn chất lượng thẩm định của WHO, các vaccine phải trải qua những kiểm định rất nghiêm ngặt.
     Bên cạnh đó, vaccine ComBE Five cũng được đánh giá tính an toàn tại Việt Nam, đã được Bộ Y tế nghiệm thu và cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam. Như vậy, vaccine ComBE Five đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và chất lượng quốc gia, cũng như đầy đủ cơ sở pháp lý tại Việt Nam để chính thức lưu hành và đưa vào sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
     Vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib (DPT-VGB-Hib) cho trẻ dưới 1 tuổi được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ tháng 6 năm 2010. Phản ứng sau tiêm của vắc xin ComBE Five tương tự như những vắc xin có chứa thành phần DPT, VGB, Hib khác.
4. Thành tựu lớn sau hơn 30 năm triển khai
     Chương trình TCMR bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR.
     Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib. Trong năm 2014-2015, với sự hỗ trợ của Tổ chức Liên Minh toàn cầu về Vắc xin và tiêm chủng (GAVI) chiến dịch tiêm vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1 đến 14 tuổi trong tiêm chủng mở rộng đã được tổ chức thành công. Vắc xin phòng bệnh rubella là vắc xin thứ 12 được triển khai trong chương trình TCMR của Việt Nam.
     Nhờ những thành tựu của chương trình TCMR, 11 nghìn xã phường, 704 huyện của cả nước được tiêm chủng; hơn 1,6 triệu trẻ em, gần 1,7 triệu phụ nữ có thai được bảo vệ hàng năm với khoảng 50 triệu mũi tiêm để phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất liên quan đến sự sống còn của trẻ em; đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979; đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh bại liệt từ năm 2000;đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005; đang thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi và giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 1% trước năm 2020. Các bệnh truyền nhiễm khác trong chương trình TCMR như bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, sởi đã giảm một cách ngoạn mục từ hàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng.
     Tại Việt Nam lợi ích của tiêm chủng thực sự vô cùng to lớn. Chương trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chương trình TCMR hàng năm chúng ta đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến. Bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa. Không có một chương trình phòng bệnh nào lại hiệu quả như thế nhờ thứ vũ khí siêu hạng là vắc xin, cụ thể là:
     Hơn 1,5 triệu trẻ em, gần 1,6 triệu phụ nữ có thai được bảo vệ hàng năm với khoảng 50 triệu mũi tiêm để phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất liên quan đến sự sống còn của trẻ em
Đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh đậu mùa từ năm 1979
Đã quét sạch và làm biến mất hoàn toàn bệnh bại liệt từ năm 2000
Đã loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh vào năm 2005
Đang thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sởi và giảm tỷ lệ nhiễm viêm gan vi rút B ở trẻ dưới 5 tuổi xuống 1% trước năm 2020.
     Các bệnh truyền nhiễm khác trong chương trình TCMR như bạch hầu, ho gà, viêm não nhật bản, sởi đã giảm một cách ngoạn mục từ hàng trăm đến hàng nghìn lần so với thời kỳ trước tiêm chủng.
5. Đẩy mạnh TCMR vì sức khỏe cộng đồng
     Theo các chuyên gia, lợi ích của tiêm chủng thực sự vô cùng to lớn, vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vắc xin hằng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới.
     Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển thể chất và trí não bình thường. Tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng phổ cập cho hầu hết trẻ em nên diện bảo vệ của nó là rất lớn góp phần quan trọng cho phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia.
     Tại Việt Nam, chương trình TCMR đã được Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Chính nhờ có chương trình TCMR hàng năm đã bảo vệ được cho được hàng triệu trẻ không bị mắc, không bị chết cũng như các di chứng của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phổ biến. Bảo vệ cho hàng triệu phụ nữ và trẻ sơ sinh không bị mắc uốn ván trong sản khoa.
Vắc xin và tiêm chủng góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực:
     Do không bị mắc bệnh nên người được tiêm chủng, đặc biệt là trẻ em sẽ khỏe mạnh, không bị các di chứng, dị tật do bệnh truyền nhiễm gây ra giúp trẻ phát triển thể chất và trí não bình thường.
Vắc xin và tiêm chủng góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững:
     Vắc xin và tiêm chủng làm cho trẻ em khỏe mạnh, không bị ốm đau dẫn đến giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm thời gian và công sức của gia đình, đặc biệt là phụ nữ không phải chăm sóc trẻ bị bệnh cũng như tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật trong mỗi gia đình. Ngoài ra tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng cúm, phòng viêm màng não do não mô cầu, phòng ung thư gan, ung thư cổ tử cung v.v. Bên cạnh đó vắc xin còn có những tác động lâu dài cho cá nhân và cộng đồng, như tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Tất cả những điều này góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo bền vững.
6. Phản ứng sau tiêm vắc xin và các nguyên nhân tử vong sau tiêm chủng
     Bản chất của vắc xin là một chế phẩm sinh học đặc biệt có nguồn gốc từ các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng hoặc do tổng hợp sinh học đã được bào chế làm mất khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể bảo vệ. Phản ứng sau tiêm chủng được quy định là “bất kỳ sự kiện sức khỏe bất thường nào xảy ra sau tiêm chủng có thể liên quan đến tiêm chủng hoặc không liên quan đến tiêm chủng”.
     Về nguyên tắc tất cả các vắc xin đều phải đảm bảo được tính an toàn và hiệu lực cũng như phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, giống như thuốc không có một loại vắc xin nào dù tốt đến đâu có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối như mong muốn, bởi vì tiêm vaccine tức là đưa một kháng nguyên lạ vào trong cơ thể. Thông thường mỗi cá thể phản ứng với vaccine ở các mức độ khác nhau và hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24h, tuy nhiên một số rất ít cơ thể lại có phản ứng mạnh với văc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.      Chính vì vậy trong thực tế, nhiều trường hợp tiêm cùng một lô vắc xin, thậm chí tiêm cùng 1 lọ vắc xin lại có trẻ có phản ứng rất nghiêm trọng, trong khi tất cả các trẻ khác hoàn toàn bình thường và đó là do phản ứng cá thể cơ địa của từng người với vắc xin chứ không phải do chất lượng vắc xin.
Các nguyên nhân tử vong sau tiêm chủng:
     Các nguyên nhân tử vong sau tiêm chủng cần phải được điều tra, phân tích kỹ lưỡng, khách quan và khoa học và có thể thuộc một trong các nhóm nguyên nhân sau:
Nhóm nguyên nhân do trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác:
     Đây là nguyên nhân hay gặp nhất bởi vì khác với thuốc chữa bệnh dùng đơn lẻ cho từng bệnh nhân thì vắc xin trong TCMR được dùng hàng loạt cho rất đông đối tượng trong đó chủ yếu là trẻ nhỏ. Giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng hay các bệnh bẩm sinh, là nguyên nhân chính gây ra tử vong thì lại trùng với thời điểm tiêm các loại vắc xin. Theo Tổ chức Y tế thế giới dị tật bẩm sinh và nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi và hàng ngày ước tính ở Việt Nam có khoảng 70 trẻ em dưới 1 tuổi bị tử vong không rõ nguyên nhân hoặc do các nguyên nhân khác nhau. Nếu các dấu hiệu của bệnh chưa được phát hiện tại thời điểm tiêm chủng thì rất dễ có sự trùng hợp giữa thời điểm bệnh tiến triển và tiêm chủng, vì thế các dấu hiệu bất thường và tử vong sau tiêm rất dễ bị quy kết là do tiêm chủng.
Nhóm nguyên nhân do phản ứng quá mẫn cá thể đối với vắcxin:
     Một số rất ít người có phản ứng quá mẫn rất mạnh với vắc xin dẫn đến sốc phản vệ mà không phải là do chất lượng của vắc xin. Những trường hợp sốc nếu không được cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong. Trong một số trường hợp với thể sốc tối cấp không hồi phục thì dù được cấp cứu kịp thời vẫn tử vong.
Nhóm nguyên nhân do chất lượng vắcxin không đạt yêu cầu:
     Nếu do vắc xin không đảm bảo chất lượng thì có đặc điểm là các tai biến và tử vong xảy ra hàng loạt, cùng một lúc với các chùm ca bệnh liên quan mật thiết với cùng một loại vắc xin, cùng một lô vắc xin. Tuy nhiên nguyên nhân này là vô cùng hiếm gặp vì tất cả các lô vắc xin trước khi được cấp phép lưu hành đều phải trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt.
Nhóm nguyên nhân do sai sót trong thực hành tiêm chủng:
     Đây là nguyên nhân do sai sót của cán bộ tiêm chủng gây ra như:  bảo quản vắc xin không đúng, tiêm sai chỉ định, tiêm sai liều lượng, tiêm sai đường dùng, tiêm nhầm thuốc. Nếu do nguyên nhân này thì tai biến thường chỉ xảy ra ở một điểm tiêm chủng và liên quan đến một số cán bộ nào đó. Các sai sót do thực hành tiêm chủng có thể gây tai biến cho trẻ nhưng khó dẫn đến tử vong trừ tiêm nhầm vắc xin với một loại thuốc nào đó có thể gây chết người.
Không rõ nguyên nhân:
     Rất nhiều trường hợp tử vong mặc dù được điều tra rất kỹ lưỡng, khách quan, khoa học nhưng vẫn không thể xác định được nguyên nhân. Trong trường hợp này tử vong được xếp vào nhóm không rõ nguyên nhân.
     Mặc dù các phản ứng sau tiêm chủng và một số rất ít trường hợp bị tử vong do tiêm chủng xảy ra là điều khó tránh khỏi nhưng lợi ích to lớn của vắc xin đem lại là lớn hơn bội phần so với những rủi ro của tiêm chủng. Chính vì vậy mục đích của tiêm chủng là phải bảo vệ toàn thể cộng đồng, cho nên nếu tỉ lệ phản ứng sau tiêm nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới thì nhất thiết vẫn phải duy trì tiêm chủng để tránh dịch bệnh bùng phát gây nguy hiểm khôn lường cho toàn xã hội.   Thực tiễn  triển khai vắc xin ở Việt Nam trong 30 năm qua với khoảng 600  triệu mũi tiêm, tai biến nặng xảy ra sau tiêm vắc xin là hãn hữu đã cho thấy tính an toàn của vắc xin.
7. Nguy cơ nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn:
     Để phòng bệnh, trẻ cần phải được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch. Nếu trẻ không được tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ, tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị mắc bệnh trước khi được tiêm chủng do không có miễn dịch bảo vệ.  Trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản  v.v cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ, tiêm chủng muộn thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng. 
Vắc-xin – Biện pháp phòng ngừa hiệu quả
     Sức khỏe của trẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ nói riêng và cả ngành y tế nói chung bởi trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm lớn tạo thành dịch trong cộng đồng. Do đó, việc làm sao để có thể cung cấp cho trẻ những điều kiện sống tối ưu để trẻ phát triển khỏe mạnh ngay từ thuở ban đầu là việc làm rất quan trọng. Cho đến hiện nay, y học thế giới vẫn khẳng định tiêm chủng là một giải pháp hữu hiệu trong nhiệm vụ phòng tránh bệnh tật.   
Tiêm chủng – giải pháp cho cộng đồng   
     Về bản chất việc tiêm chủng chính là sử dụng vắc-xin nhằm giúp cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động đặc hiệu để chống lại một bệnh truyền nhiễm nào đó.
Vắc-xin có thể giúp bảo vệ con người khỏi nhiều loại bệnh nguy hiểm như bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, cúm, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu do vi khuẩn phế cầu, phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp và ung thư cổ tử cung, ung thư gan v.v. Vắc-xin giúp tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, giúp cơ thể chống lại với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.
     Việc tiêm ngừa không chỉ phát huy hiệu quả bảo vệ trực tiếp trên từng cá nhân, nó còn có ý nghĩa giúp làm giảm nguồn bệnh có thể lây nhiễm trong cộng đồng. Đặc biệt ý nghĩa với trẻ em giúp tránh khỏi những căn bệnh nguy hiểm có thể mắc phải ở giai đoạn đầu đời.
7. Đừng làm mất cơ hội phòng bệnh bằng vắc-xin của trẻ
     Giá trị của vắc-xin đến nay vẫn được các cơ quan y tế uy tín trong và ngoài nước công nhận và vẫn chưa có báo cáo y học nào được công bố về vấn đề vắc-xin không hiệu quả, kém chất lượng hay gây nguy hiểm. Do đó, tính an toàn của vắc-xin cần được nhìn nhận, đánh giá khách quan, đúng đắn, tránh để những thông tin lan truyền chưa có chứng cứ y học rõ ràng gây ảnh hưởng đến niềm tin vào giá trị của vắc-xin, gây quan ngại cho các bậc cha mẹ khiến nhiều trẻ mất đi cơ hội được tiếp cận với vắc-xin để phòng bệnh.
     Tiêm vacxin là phương cách bảo vệ hiệu quả, giúp nhân loại tránh được các bệnh truyền nhiễm
     Trẻ em là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm. Sau khi hết miễn dịch thụ động do mẹ truyền (trong thời gian khoảng 6 tháng) nguy cơ mắc bệnh của trẻ rất lớn

        Hãy bảo vệ bé và gia đình bạn bằng việc tiêm vắc-xin ngay hôm nay nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bún thịt heo mộc cà chua giá
Sữa netsure

Bữa trưa:

Cơm trắng
Thịt heo kho đậu hũ cà chua
Canh khoai mỡ thịt gà+luộc bông cải
Bữa phụ:Lê đường

Bữa xế:

Mì quảng tôm nấm rơm cải dúng

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay2,749
  • Tháng hiện tại26,237
  • Tổng lượt truy cập1,608,228
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây