Những trò chơi máy tính có làm hại tới khả năng học tập của trẻ

Thứ tư - 04/11/2020 14:46
Những trò chơi máy tính có làm hại tới khả năng học tập của trẻ
 
          Thời đại ngày nay, các trò chơi dành cho trẻ trong tất cả các độ tuổi từ máy vi tính được phổ biến khá rộng rãi và luôn luôn sẵn có, nhưng: việc chơi một trò chơi trên máy vi tính có làm ảnh hưởng tới khả năng học tập của trẻ hơn hay là có ích với chúng? Cuộc tranh luận về ảnh hưởng của các trò chơi vi tính tới trẻ đã và đang diễn ra trong một thời gian dài. Có nhiều quan điểm khác nhau khi các chuyên gia xem xét vấn đề này. Có những người đưa ra quan điểm: Bất cứ loại hình trò chơi vi tính nào cũng gây hại cho khả năng học tập của một đứa trẻ, trong khi một số khác lại cho rằng các trò chơi này thực tế lại có một mức độ lợi ích nào đó, và một số lượng lớn chưa xác định được quan điểm về vấn đề này. Khả năng gây hại tiềm tàng.
           Những vấn đề xung quanh khả năng gây hại tiềm tàng từ trò chơi vi tính thường xuất phát từ tư tưởng các trò chơi vi tính và trò chơi game video là không có giới hạn, không phải thực hiện những thao tác thể chất, gây hại cho sức khỏe và sự học tập của trẻ. Có nhiều trò chơi bao gồm những mức độ khác nhau của bạo lực, những thông điệp phân biệt chủng tộc, hay các hình ảnh đồ họa không phù hợp với trẻ em. Các nghiên cứu tiến hành về khả năng gây hại tiềm tàng từ việc sử dụng máy tính và chơi các trò chơi video cũng hệt như trên, những đứa trẻ tiêu phí hàng giờ vào chơi các trò chơi không tốt tương tự. Chơi các trò chơi như trên một cách quá chừng có thể gây hại đến sức khỏe trẻ, nhất là khi nó không lành mạnh, không đáng để dành hàng giờ ngồi tại một vị trí, chỉ để thực hiện các cử động hạn chế bằng tay và nhìn chằm chằm vào một cái máy tính hay màn hình tivi. Có nhiều trường hợp xấu được báo cáo, ví dụ như về sự phát triển sai lệch của trẻ em khi xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh RSI ở cẳng tay và cánh tay trẻ do ngồi hàng giờ chơi trò chơi vi tính. Những lợi ích tiềm tàng.
          Thay vì phủ định phạm vi ảnh hưởng xấu của những trò chơi vi tính, những nhà giáo dục tiến bộ thừa nhận tiềm năng mà chúng có thể mang lại là không thể phủ nhận. Miễn là các bậc phụ huynh có thể giám sát các loại hình trò chơi trẻ tham gia, thì sẽ không có bất cứ mối nguy hiểm nghiêm trọng nào cả. Thực tế, có những trò chơi mà cơ sở giá trị của nó lại mang tính giáo dục cao sẵn có cho trẻ, có thể nâng cao khả năng giáo dục và học tập chứ không phải là gây tổn hại.Với hầu hết các gia đình trẻ hiện nay có ít nhất một máy tính trong nhà, trẻ lớn lên và quan tâm tới những gì diễn ra quanh mình, cách bố mẹ và người xung quanh làm việc. Trẻ em hiện tại có thể nắm được cách sử dụng máy tính ngay từ lúc rất nhỏ, điều này giúp cung cấp cho trẻ những kỹ năng mà các thế hệ trước đó không có.Với những trẻ dưới 5 tuổi và đang trong tuổi mẫu giáo, có khá nhiều trò chơi vi tính sẵn có được thiết kế đặc biệt giúp dạy trẻ những yếu tố giáo dục cần thiết thông qua sự vui nhộn và cách học tương tác cao. Bởi hầu hết các trò chơi vi tính này được thể hiện dưới kịch bản một câu chuyện hay trò chơi giải trí, trẻ không có ý thức gò bó rằng mình đang làm quen với kiến thức cơ bản về toán học, hay các thuật ngữ tiếng Anh - thực tế đây lại là phương pháp tốt nhất giúp trẻ mầm non học tập.Với trẻ lớn hơn, từ 6 tuổi trở lên, sự đa dạng các trò chơi giáo dục dành cho thế hệ hiện hành đang được sản xuất mạnh và sử dụng trên các định dạng như Nintendo DS. Ví dụ, có những trò chơi giúp trẻ động não, hay những trò chơi đặc biệt được tạo ra cho lứa tuổi này, giúp trẻ học tập các kỹ năng then chốt trong khi trẻ vẫn khá thích thú và bị lôi cuốn vào trò chơi, bởi tính chất vui tươi sảng khoái của bản thân trò chơi đó. Để vượt qua được quan điểm rằng trò chơi vi tính khiến trẻ em ngồi hàng giờ dài đằng đẵng là bất lợi, trách nhiệm của người lớn là phân chia các khoảng thời gian nhỏ trong ngày để hướng dẫn trẻ chơi trò chơi, hoàn thành nhiệm vụ được giao, mà không rơi vào tình trạng sa đà. Cũng theo Wii, các trò chơi vi tính dành cho trẻ em cần tập trung vào tính chất vui chơi cũng như sự hài hước, nhưng phải theo một cách thức mà nhiều người, thậm chí cả gia đình có thể tham gia và có nhiều sự tương tác về thể chất hơn so với trước đây. Để kết luận, một điều chắc chắn là vẫn tồn tại nhiều tranh cãi quanh vấn đề liên quan tới trò chơi vi tính, chắc chắn phải ngăn chặn không để trẻ chơi những trò chơi hàng giờ cho tới khi kết thúc mà không có bất cứ sự nghỉ ngơi giữa chừng nào. Tuy nhiên, sử dụng một cách hợp lý những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, và trò chơi phải thể hiện rằng chúng có thể cung cấp những cơ hội học tập, giúp trẻ những kiến thức về kỹ năng và khả năng đưa ra quyết định của trẻ. Vấn đề cốt yếu là làm sao tạo được sự cân bằng đúng đắn giữa học - chơi - đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Ghi chú:
 - Làm việc lu bù và không thư giãn cơ thể làm bạn không chỉ trì trệ mà còn phát ốm. Những người làm việc nhiều với máy vi tính có nguy cơ phát triển chứng tổn thương do căng thẳng thường trực, đặc biệt là khi bó cứng ở một tư thế không thoải mái trong nhiều giờ liền. Một bệnh nghề nghiệp bị suy nhược nghêm trọng do các tư thế cách tay và bàn tay bị duỗi dài thường xuyên, có thể làm hỏng, làm viêm tấy, hoặc tê liệt các dây thần kinh cách tay, bàn tay, vai hoặc cổ.
Ngọc Mai mamnon.com

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập5
  • Hôm nay1,140
  • Tháng hiện tại37,513
  • Tổng lượt truy cập1,573,708
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây