ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DẦU TIẾNGTrường Mầm non Minh Tân
Những thói quen xấu của trẻ mà cha mẹ phải uốn ắn con ngay khi còn nhỏ
Thứ năm - 14/01/2021 10:20
Trẻ con giống như tờ giấy trắng mọi thói quen, hành vi cách ứng xử đều học từ người lớn và môi trường bên ngoài rất nhanh. Trẻ thường hiếu động nghịch ngợm, ham chơi hơn ham học đó là xu hướng chung của hầu hết trẻ. Tuy nhiên có những hành vi ứng xử của trẻ mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm để không trở thành thói quen xấu ảnh hưởng đến nhân cách và thái độ sống của trẻ sau này. Bài vết sau đây của Trường MG Minh Tân sẽ chỉ ra cho cha mẹ những thói quen xấu của trẻ và cách giải quyết thói quen ấy ra sao nhé!
NHỮNG THÓI QUEN XẤU CỦA TRẺ MÀ CHA MẸ PHẢI UỐN NẮN CHO CON NGAY TỪ KHI CÒN NHỎ
Không chịu bỏ qua lỗi lầm, tha thứ cho mọi người Khi ai đó làm một việc gì không đáp ứng nhu cầu của trẻ, hoặc có thể là làm ảnh hưởng trực tiếp nên chúng. Ví dụ như: bạn cùng lớp không may đổ sữa nên quần áo của chúng, chúng sẽ khó chịu quát mắng bạn đó hay thậm chí tìm cách trả thù, lấy sữa hắt vào người bạn,….Đây thực sự là một dấu hiệu không tốt.
Trẻ hiếu động không chịu vâng lời
Cách giải quyết: Hãy khiến chúng hiểu rằng ý nghĩa của sự tha thứ. Mọi người đều có lỗi lầm và chúng ta phải biết cách tha thứ cho những nỗi lầm ấy. Cha mẹ có thể dạy con thông qua những câu chuyện cổ tích hay những câu chuyện ngoài đời thực để chúng hiểu rõ hơn. Hoặc chính cha mẹ hãy làm một hình mẫu sinh động và gần gũi nhất để trẻ noi theo, dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc phân tích và kiểm soát cảm xúc cũng như hành vi của chính mình. Từ đó tìm ra nguyên nhân và giải quyết một cách một cách dễ dàng, nhẹ nhàng nhất có thể. Quá bướng bỉnh, không chịu nghe lời Nhiều trẻ rất bướng bỉnh và làm việc theo ý thích của mình, chúng luôn không vâng lời và có phần chống đối lại yêu cầu của người lớn. Như vậy cha mẹ phải rèn cho con tính thỏa hiệp, nhìn nhận vấn đề bởi khi lớn lên nó sẽ trở thành thói quen rất khó sửa đổi. Trở nên bảo thủ cố chấp và khó bảo. Cách giải quyết: Khi muốn con lắng nghe mình hãy để chúng hiểu mình đang làm điều tốt nhất cho chúng xuất phát từ tình yêu. Sự vâng lời của con được xây dựng từ việc thảo luận, đồng cảm và thấu hiểu, chứ không phải từ sự vâng lời mù quáng vì sợ bị phạt. Chính vì thế hãy dạy cho trẻ hiểu được cảm xúc và mọi hành động nên và không nên làm gì. Hãy biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi, dừng việc tranh cãi hãy cùng nhau ngồi xuống thỏa hiệp vấn đề. Thiếu trách nhiệm Trẻ con thường hay phạm sai lầm do chúng còn quá nhỏ chưa ý thức được hành vi lại hiếu động đùa nghịch. Chính vì thế trẻ rất dễ làm sai chuyện này chuyện kia. Và đôi khi chính những điều này khiến chúng cảm thấy sợ hãi khi bị phạt và tìm cách đổ lỗi cho người khác và trốn tránh trách nhiệm. Nhưng điều này sẽ khiến bé trở thành con người thiếu trách nhiệm khi trưởng thành nếu không từ bỏ thói quen này. Cách giải quyết: Đừng la mắng con bạn hãy giúp con hiểu rằng mọi việc làm sai trái đều để lại hậu quả và người làm sai phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Hãy bình tĩnh, thẳng thắn đưa ra ý kiến và hướng giải quyết, xử lí hậu quả việc làm của mình. Hành động tự phát Trẻ hành động theo ý thích của mình mà không biết việc làm đó là đúng hay sai. Ví dụ như trẻ có thể tùy tiện lấy bút màu tô vẽ lên tường, tự cắt vẽ bẩn lên quần áo,…. hoặc thậm chí làm điều đó ở nhà người khác.
Trẻ nghich ngợm vẽ bẩn lên quần áo Cách giải quyết: Hãy nói chuyện cùng con hỏi han chúng tại sao lại làm như thế. Để cho chúng thấy hậu quả của hành vi chúng gây ra và phải tự chịu trách nhiệm cũng như giải quyết chúng. Đây sẽ là bài học cho trẻ về tính quy tắc, làm việc có suy nghĩ, biết ý thức và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Vì trẻ còn nhỏ, nhận thức vẫn còn non nớt và chưa có khả năng nhận biết đúng sai vì thế cha mẹ hãy là những tấm gương sáng nhất cũng như là những người thầy đầu tiên dạy dỗ và nuôi dạy con hướng con đến những vẽ đẹp của chân, thiện, mỹ….. Mong rằng bài viết trên của trường MG Minh Tân đã giúp cha mẹ có thêm những thông tin trong việc nuôi dạy và chăm sóc con yêu của mình.
Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.