Dấu Hiệu Thiếu Vitamin Ở Trẻ Nhỏ

Thứ sáu - 17/11/2017 14:53
Dấu Hiệu Thiếu Vitamin Ở Trẻ Nhỏ

Dấu Hiệu Thiếu Vitamin Ở Trẻ Nhỏ

Dấu hiệu thiếu Vitamin A đặc trưng là trẻ bị khô mắt, sợ ánh sáng, ít nước mắt, da trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi, người cồn cào, nôn nóng không yên hoặc thèm ngủ suốt. Nếu thiếu nghiêm trọng, sẽ dẫn tới chứng bệnh về mắt như quáng gà…

1. Thiếu vitamin A

Dấu hiệu đặc trưng là trẻ bị khô mắt, sợ ánh sáng, ít nước mắt, da trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi, người cồn cào, nôn nóng không yên hoặc thèm ngủ suốt. Nếu thiếu nghiêm trọng, sẽ dẫn tới chứng bệnh về mắt như quáng gà…

Nên cho trẻ bú sữa mẹ, ăn dặm bổ sung đúng thời gian, đủ số lượng theo độ tuổi, đủ chất, chế độ ăn giàu mỡ. Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn chứa vitamin A như: gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan…. và cho trẻ uống bổ sung vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.

2. Thiếu vitamin B1

Thời kỳ đầu, trẻ có những biểu hiện như ăn uống giảm sút, rối loạn tiêu hóa, không tăng cân, nước tiểu ít, không tập trung, hay quấy khóc, hờn dỗi, hay nằm mộng... Nếu thiếu nghiêm trọng sẽ sinh phù chân, co giật, sẽ phát sinh viêm khoé mép (chốc mép), viêm lưỡi.


 

clip image001

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu thiếu vitamin B, cha mẹ hãy thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung những thức ăn chứa vitamin B: sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc cho trẻ. Không nấu rau quá chín, vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy ở nhiệt độ cao.

3. Thiếu vitamin B2

Trẻ dễ bị loét miệng, lở môi, mệt mỏi, tóc có màu và khô. Nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như: rau xanh lá, sữa, gan, thận, trứng và cá.

4. Thiếu vitamin B6

Triệu chứng: trẻ hay quấy khóc về đêm, mệt mỏi, khó chịu, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc, người luôn nôn nóng, sốt ruột, ngủ chập chờn, giấc ngủ không sâu, buồn nôn, nôn mửa, thậm chí bị chứng phong rút, bị động kinh. Cha mẹ có thể tìm nguồn B6 bổ sung từ thận, đậu nành, bắp cải, trứng, đậu phộng...

5. Thiếu vitamin B12

Những biểu hiện đầu tiên thường về mặt tinh thần: trẻ tỏ ra đờ đẫn, ít khóc, ít cựa quậy và hoạt động, phản ứng rất chậm chạp, chỉ thích ngủ, chân tay cựa quậy quờ quạng một cách vô ý thức, đầu, thân mình và tay chân luôn lắc lư run rẩy, cuối cùng gây nên thiếu máu. Vitamin B12 có trong gan, thịt bò, trứng, pho mát, sữa, thận.

6. Thiếu vitamin C

Nướu răng dễ bị sưng đỏ, chảy máu, sún răng, răng vàng, tụ máu trên da, chậm lành vết thương, trẻ hay kêu đau mỏi toàn thân. Có thể tìm nguồn vitamin bổ sung ở chanh, cam, cà chua, khoai tây, hoa cải.

7. Thiếu vitamin D

Nếu thấy trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm, răng mọc chậm, chậm biết bò, đi; khi ngủ trẻ hay bị giật mình, bực tức, khó chịu... thì chắc chắn trẻ bị thiếu vitamin D.

Khi trẻ bị thiếu vitamin D thì ngoài việc dùng vitamin D, muối canxi thì ăn uống và cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn nhiều đạm, ăn các thức ăn có nhiều vitamin D như: trứng gà, dầu cá...

Trong năm đầu, nên tắm nắng hằng ngày cho trẻ vào thời gian trước 10 giờ sáng. Chỗ ở của trẻ phải thoáng mát, có ánh sáng mặt trời, nên cho trẻ ra ngoài trời vào tháng thứ 2 (tùy theo thời tiết).

8. Thiếu vitamin E

Biểu hiện qua phản xạ lệch lạc, tâm tính thất thường, mắt chuyển động thiếu nhịp nhàng, khô da, phồng nơi bàn chân, thiếu máu. Vitamin E có thể tìm thấy trong lúa mì, dầu cải, lá cải xanh, đậu nành, ngũ cốc các loại.

9. Thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh vào các ngày thứ 3-5 sau khi sinh, vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa. Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu ở da, niêm mạc...) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K.

Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não, một trong những căn nguyên hay gặp là do thiếu vitamin K.

Cách tốt nhất là cho thai phụ uống hoặc tiêm vitamin K trước khi sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.

10. Thiếu vitamin PP

Trẻ bị thiếu vitamin PP thường bị tiêu chảy, phân giống như nhầy mũi hoặc có máu; trẻ hay bị viêm miệng và lưỡi, bị bệnh da cóc, không ngủ được, lờ đờ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhi sẽ tử vong do viêm phổi, viêm thận. Hãy cho trẻ uống vitamin PP, ngoài ra nên bổ sung thêm vitamin B1 và men bia.



Nguồn: Sưu tầm

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 71/PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: thực hiện Bộ pháp điển

Ngày ban hành: 16/04/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập8
  • Hôm nay390
  • Tháng hiện tại27,893
  • Tổng lượt truy cập1,225,168
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây