Kế hoạch chuyên môn bán trú năm học 2016-2017

Thứ tư - 15/03/2017 15:31
Kế hoạch chuyên môn năm học: 2016-2017
 PGD &ĐT HUYỆN DẦU TIẾNG                                                                                               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MẪU GIÁO MINH TÂN                                                                                                           Độc Lập –Tự Do – Hạnh Phúc
           Số:      /KH-MGMT                                                                                                                   Minh Tân, ngày 7 tháng 9 năm 2016 
                                                                                                             
KẾ HOẠCH
Chuyên môn – bán trú
Năm học: 2016-2017
 
      Căn cứ Công văn số 1217/SGDĐT- GDMN ngày 22/7/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương về việc hướng dẫn phân phối Chương trình Giáo dục Mầm non năm học 2016-2017;
    Căn cứ công văn số: 107/PGDĐT-MN ngày 2 tháng 8 năm 2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo về  việc hướng dẫn phân phối chương trình giáo dục mầm non năm học : 2016-2017 ;
         Căn cứ công văn số 87/ PGDĐT- MN ngày 20/6/2016  về việc phối hợp tỏ chức bồi dưỡng cập nhật, nâng cao kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm torng các CS GDMN nam 2016;
        Căn cứ công văn số 88/PGDĐT-MN ngày 23/6/2016 về việc triệu tập các lớp bồi dưỡng chuyên đề dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non;
          Căn cứ kế hoạch năm học 2016 – 2017 của nhà trường;
          Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.  Nay Trường Mẫu giáo Minh Tân xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 -2017 như sau,
  I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
  • Đội ngũ: Tổng số lượng cán bộ - giáo viên – công nhân viên: 19 /17 nữ.
     1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên :
- Tổng số cán bộ giáo viên, giáo viên, công nhân viên trong toàn đơn vị : 19/17 nữ. Trong đó ;
Cán bộ quản lý: 02 / 02 nữ.
 
Tổng
  Số
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đ
V
Ghi
chú
  VH     CMNV LLCT   QL      NN TIN HỌC
9/12 12/12 TC ĐH SC TC SC TC A B C A B C    
2    2   2   1   2   2 0   1 1   1  
 
 ¶ Giáo viên: 9/ 9 nữ.
 
Tổng
  Số
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đ
V
Ghi
chú
  VH     CMNV LLCT   QL      NN TIN HỌC
9/12 12/12 TC ĐH SC TC SC TC A B C A B C    
9 nữ    9 1  5  3 0       9 0   9     1  
 
   Tổng số trẻ năm học: 2016-2017: 190trẻ
+ Khối lá: 99/ 54 nữ
 
 
Stt
 
 
Lớp
 
Số trẻ
 
Nam
 
Nữ
 
Dân tộc
 
 
Khuyết tật
 
Ghi chú
 
Nam
 
Nữ Nam
 
Nữ
1 Lá 1 50 22 21          
2 Lá 2 49 23 26          
 
     + Khối Mầm- chồi: 93/40  nữ
 
 
Stt
 
 
Lớp
 
Số trẻ
 
Nam
 
 
Nữ
 
Dân tộc
 
 
Khuyết tật
 
Ghi chú
 
Nam Nữ Nam
 
Nữ
1 Mầm 26 14 12          
2 Chồi 2 34 20 13          
3 Chồi 3 33 18 16          
 
    1.1. Thuận lợi :
 - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của phòng giáo dục- Bộ phận mầm non trong mọi hoạt động.
  - Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo địa phương, BGH tạo điều kiện cho hoạt động chuyên môn được tốt .
  - Sự nhiệt tình của giáo viên, luôn năng động sáng trong mọi hoạt động giúp cho hoạt động chuyên môn được đi lên.
-  Phụ huynh hỗ trợ nhiệt tình như đưa trẻ đến trường, đóng góp đồ dùng học tập tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học .
- Cơ sở vật chất nhà trường đầy đủ, đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Cung cấp đầy đủ nguồn thực phẩm phong phú chế biến các bữa ăn cho trẻ.
- Đội ngũ giáo viên, cấp dưỡng được bồi dưỡng kiến thức VSATTP
   1.2. Khó khăn :
   - Số trẻ trong một lớp quá động, trường còn thiếu giáo viên nên công tác giảng dạy còn nhiều hạn chế.
  - Đội ngũ không ổn định: giáo viên có sự thay đổi hàng năm (GV cũ chuyển đi, GV mới ra trường đến)
  - Đa số giáo viên trẻ vì vậy số giáo viên lập gia đình, có con nhỏ nhiều cũng ảnh hưởng đến thời gian công tác.
 - Đầu năm số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, cân nặng hơn tuổi chiếm tỷ lệ cao.
- Đa số giáo viên mới vào ngành nên chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng.
- Trường chưa có phòng ăn riêng, chỉ sử dụng hành lang lớp học cho việc tổ chức ăn.
  II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC :
1.Phát triển qui mô trường lớp, đảm bảo chỉ tiêu phát triển học sinh, huy động trẻ ra lớp phù hợp với tình hình cơ sở vật chất của đơn vị
2. Tập trung nâng cao năng lực  đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên đáp ứng nhu cầu đổi mới chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
3. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, tăng cường các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất (CSVC), xã hội hoá GDMN để đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường tổ chức hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; đẩy mạnh nội dung tích hợp và chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với từng độ tuổi trẻ, phù hợp với yêu cầu xã hội hiện đại và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
4. Tiếp tục thực hiện tốt  phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi (PCGDMNTNT), đảm bảo các điều kiện thực hiện phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi.
       1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN:
1.1. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động và các phong trào thi đua.
a. Nội dung:
- Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Trách nhiệm trong công việc, nêu gương trong đời sống, dân chủ trong hoạt động”, gắn với chủ đề năm học “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao,” đưa vào các nội dung của cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”,  phong trào thi đua  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
Thông điệp để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: “ ý thức trong công việc”
-   Xây dựng tốt kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ nghe bài hát: “ Quốc ca Việt Nam”
 + Tổ chức Liên hoan hát dân ca và trò chơi dân gian cấp cơ sở.
  +Tổ chức  Hội thi Bé chuẩn bị vào lớp một; Thi làm đồ dùng dạy học – đồ chơi tự tạo của giáo viên và tranh tạo hình của trẻ.
b. Chỉ tiêu:
- 100% CB.GV.NV tích cực hưởng ứng thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- 80% CBGVNV được đánh giá xếp loại tốt về thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”.
- Mỗi GV tham gia thi làm 2 món ĐDDH-ĐC có chất lượng  2 đợt trong năm học (tháng 10/2016 và tháng 11/2016); Sáng tác, sưu tầm các bài thơ, câu đố, TCDG: 2 bài thơ/câu đố/ TCDG/năm/GV.
- Đơn vị được xếp loại tốt về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
c. Biện pháp:
- Tổ chức cho CBGVNV đăng ký thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Đưa việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi Thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” vào tiêu chuẩn thi đua hàng tháng, năm.
- Phát huy phong trào tự học, tự rèn, tạo điều kiện cho CBGVNV tham gia các lớp học nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, chính trị.
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ.
- Khuyến khích giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục các cháu: thương yêu gần gũi với trẻ; Lắng nghe những điều trẻ muốn nói, đối xử công bằng với trẻ, động viên, khen ngợi kịp thời khi trẻ thể hiện được những mặt tích cực; Đảm bảo tốt an toàn tuyệt đối cho trẻ; Tích cực đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; sưu tầm sáng tác các  bài hát, bài thơ, trò chơi dân gian đưa vào hoạt động giáo dục hàng ngày để dạy trẻ dưới hình thức lồng ghép vào các tiết dạy cũng như hoạt động chơi của trẻ.
- Xây dựng tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên thật sự đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu,
- Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Xây dựng kế hoạch mua sắm, tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất kịp thời cho từng nội dung, từng thời điểm để tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục các cháu. Biết sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí, thực hiện tốt công tác tham mưu, quan hệ xã hội, tranh thủ nguồn vận động kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất một cách hợp lý, kịp thời, đúng lúc phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
1.2. Phát triển qui mô trường lớp
a)Nội dung:
- Đảm bảo chỉ tiêu phát triển học sinh, huy động trẻ ra lớp phù hợp qui mô trường lớp. Thu nhận trẻ 5 tuổi ra lớp.
b) Chỉ tiêu :
- Thu nhận 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và được học bán trú.
- Tỷ lệ chuyên cần khối mầm, chồi: 90% trở lên, khối lá  95% trở lên.
- Tổng số nhóm-lớp: 5. Tổng số học sinh : 190 cháu/94 cháu nữ.
- Ổn định và duy trì số trẻ đến cuối năm học : 95% trở lên.
c) Biện pháp :
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” trên cơ sở báo cáo kịp thời về các đơn vị quản lý số liệu trẻ từng địa bàn  học tại trường.
- Tăng cường việc chỉ đạo các lớp trang trí các hình ảnh phong phú, sinh động, vừa tầm và phù hợp nội dung giáo dục trẻ theo từng lứa tuổi.
- Luôn đảm bảo môi trường thông thoáng, bổ sung thêm hoa kiểng để khuôn viên thêm Xanh - Sạch - Đẹp.
- Giáo viên phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục các cháu để duy trì sỉ số, đảm bảo được tỉ lệ chuyên cần.
1.3. Phát huy hiệu quả công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.
a. Nội dung:
- Tiếp tục củng cố và phát huy hiệu quả kết quả phổ cập đã đạt được, đảm bảo duy trì các điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập đạt kết quả vững chắc.
- Huy động tối đa trẻ ở các độ tuổi theo điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên hiện có.
b. Chỉ tiêu:
- Duy trì trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% ,
- Tỷ lệ chuyên cần trẻ 5 tuổi đạt 95% trở lên     
- Đảm bảo 04 giáo viên/ 2 lớp MG 5 tuổi; 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ trung cấp SPMN trở lên, trong đó 75% GV dạy lớp MG 5 tuổi đạt trình độ trên chuẩn.
- 2/2 Nhóm- lớp thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN do Bộ GDĐT quy định, thực hiện hiệu quả công tác đánh giá chất lượng trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
- Đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi theo qui định
c. Biện pháp :
 - Tăng cường rà soát bổ sung các điều kiện phổ cập để thực hiện tốt nhiệm vụ phổ cập, đồng thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo trẻ 5 tuổi đến trường được chuẩn bị tốt tâm thế vào học lớp 1.
- Tiếp tục thực hiện: Công tác thu thập thông tin, cập nhật số liệu, đảm bảo kịp thời, thực hiện hồ sơ nguyên tắc đầy đủ, chính xác, đúng  quy định.
- Kiểm tra từng hồ sơ của trẻ để nắm chính xác trẻ ở từng địa bàn để hoàn thành mục tiêu PCGDMN trẻ 5 tuổi năm học 2016-2017.
- Phân công giáo viên phù hợp năng lực, trình độ nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về đội ngũ trong PCGDMN trẻ 5 tuổi
- Tăng cường đầu tư, trang cấp thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường giáo dục đa dạng, phù hợp nhằm đảm bảo các điều kiện PCGDMN trẻ 5 tuổi.
1.4. Đẩy mạnh đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
a) Nội dung :
- Rà soát và tăng cường các điều kiện về đội ngũ, CSVC, TBDH-ĐDĐC để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tổ chức môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học bằng chơi, chơi mà học” phù hợp với độ tuổi; áp dụng các phương pháp, hình thức, kỹ thuật tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”;
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”; thiết kế trò chơi phù hợp với diện tích sân chơi cho trẻ có cơ hội tăng cường lượng phát triển vận động khi dạo chơi ngoài trời.
- Căn cứ tiêu chuẩn tổ chức GV-CD đăng ký dự thi giáo viên dạy giỏi , cấp dưỡng giỏi cấp trường tháng 10/2016, xây dựng kế hoạch tổ chức hộ thi cấp cơ sở. Chọn cử, bồi dưỡng, hỗ trợ cho GV tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi giải thưởng Võ Minh Đức vào tháng 1/2017.
- Các lớp MG 5 tuổi đều sử dụng Bộ chuẩn PTTENT để hỗ trợ thực hiện Chương trình GDMN đảm bảo chất lượng, tích cực phối hợp giữa nhà trường và gia đình theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1.
- Chú trọng giáo dục “toàn diện, tích hợp” trong thực hiện Chương trình GDMN, thực hiện có hiệu quả các nội dung giáo dục “An toàn giao thông”; giáo dục “Bảo vệ môi trường”; giáo dục “Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả”; giáo dục “Bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo”; giáo dục “Ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thảm hoạ thiên tai” đảm bảo tính giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương và từng độ tuổi,  hình thành thói quen sống thân thiện với môi trường, phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- Tiếp tục  thực hiện công bằng trong GDMN, thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn theo quy định hiện hành.
       b)Chỉ tiêu phấn đấu:
-100% trẻ được học chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình Nhà trẻ chỉnh lý.
-100% trẻ MG 5 tuổi được theo dõi, đánh giá  sự phát triển theo Bộ chuẩn PTTENT .
-100%  các lớp thực hiện đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
       -100% các lớp thực hiện tốt chuyên đề “Nâng cao chất lượng GDPTVĐ cho trẻ” thông qua các hoạt động giáo dục. Tiếp tục chỉ đạo lớp điểm thực hiện chuyên đề: Lá 1, chồi 2.
- 100% các lớp có đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động giáo dục. Giáo viên có sự sáng tạo trong việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi. Chỉ tiêu 2 món đồ dùng đồ chơi/ 1 giáo viên/ năm học
- 100%  các lớp xây dựng tốt môi trường giáo dục trong lớp tạo điều kiện cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
  - 100% các lớp thực hiện việc tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình GDMN.
  - Tỷ lệ bé ngoan đạt từ 90% trở lên; 80-90% cháu đạt tỷ lệ rèn luyện kỹ năng sống hàng tháng ( các mặt lễ giáo, vệ sinh, GDDD, sức khỏe an toàn; 90-95% cháu đạt các mục tiêu giáo dục theo từng độ tuổi);  95% Trẻ mạnh dạn phát biểu to rõ ràng, tròn ý, lễ phép có thói quen, kỹ năng trong các hoạt động hằng ngày của lớp.
- Trẻ thực hiện hàng ngày các thao tác vệ sinh như: rửa tay, rửa mặt, đánh răng, lau mặt bằng khăn ướt, lau mặt khi có mồ hôi…
+Khối Mầm đạt : 70 - 80%
+Khối Chồi đạt : 80- 90%
+Khối Lá đạt    : 90 - 100%
- Trẻ được đánh giá sự phát triển theo 5 lĩnh vực:
Lĩnh vực Chỉ tiêu
3 - 4 tuổi, 4-5 tuổi 5 - 6 tuổi
1. Thể chất 80% 80 - 100%
2. Nhận thức 85% 85 - 100%
3. Ngôn ngữ 85% 85 - 95%
4. Tình cảm xã hội 80% 85 - 95%
5. Thẩm mỹ 85% 85 - 100%
- Giáo viên:
+Thao giảng-dạy tốt: 5 - 7 hoạt động /năm/ GV
+Dự giờ: ít nhất 10 tiết /năm/ GV
+Tranh giáo dục kỹ năng sống: ít nhất 1 tranh /chủ đề/lớp
+100% Giáo viên có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, đảm bảo nội dung theo từng loại hồ sơ, lên lớp có giáo án và đồ dùng dạy học phù hợp cho mỗi hoạt động.
+100% GV được hướng dẫn trang trí theo chủ đề, bố trí sắp xếp lớp khoa học, gọn gàng, thẩm mỹ.
          - 100 % giáo viên được hướng dẫn cách đánh giá sự phát triển của trẻ theo 5 lĩnh vực
  c) Biện pháp :
- Tăng cường thiết bị dạy học-ĐDĐC, phấn đấu các lớp có đủ bộ thiết bị dạy học-ĐDĐC tối thiểu  theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ GDĐT ( VBHN số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015)
- Phát động phong trào làm và sử dụng ĐDDH –ĐC, trang trí lớp theo dạng mở. Vận động phụ huynh  ủng  hộ phế phẩm phế liệu, tạp chí cũ..cho các lớp làm ĐDĐC cho trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên chú trọng việc xây dựng kế hoạch giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú, phối hợp các phương pháp, biện pháp và cách thức dạy học linh hoạt.. Tổ chức tốt các hoạt động trãi nghiệm thực tiển, chơi vận động, chơi các trò chơi dân gian, hát dân ca, rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
- Hướng dẫn:
+ Giáo viên khối mầm, khối chồi trao đổi về nội dung phát triển của 5 lĩnh vực.
+ Khối lá căn cứ bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để xây dựng mục tiêu phát triển cho trẻ ở 5 lĩnh vực và thực hiện đánh giá trẻ theo các mục tiêu đã đề ra. Có kế hoạch theo dõi kiểm tra đánh giá trẻ theo quy định của ngành. 
- Tích cực phối hợp giữa nhà trường và gia đình theo dõi, đánh giá sự phát triển của trẻ, có biện pháp tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt, tạo nền tảng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1: Giới thiệu với các bậc cha mẹ các bài tập kỹ năng thực hành của trẻ tại lớp MG 5 tuổi. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn giáo viên thực hiện bảng tuyên truyền lớp với hình thức, nội dung phong phú, phù hợp đúng tính chất tuyên truyền cho phụ huynh hiểu để có sự phối hợp tốt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Tuyên truyền, phổ biến tầm quan trọng trong giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tới giáo viên và PHHS; Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục thể chất  cho trẻ , lồng ghép nội dung giáo dục vận động vào các hoạt động học, HĐVC, HĐNT và các hoạt động khác
- Xây dựng môi trường phát triển vận động và nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ phù hợp với điều kiện trường lớp; phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi phát triển thể chất cho trẻ.
- Hướng dẫn cho giáo viên biết sử dụng các phương pháp phát triển vận động và phối hợp sử dụng các phương pháp trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ (nhóm phương pháp trực quan; nhóm phương pháp dùng lời nói; nhóm phương pháp thực hành; nhóm phương pháp trò chơi) theo qui định trong chương trình giáo dục mầm non.
      - Sưu tầm và sáng tác trò chơi vận động phù hợp với trẻ. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động dưới các hình thức: chơi tự do, thi bé khéo tay, tổ chức vận động sáng tạo trong các ngày Hội ngày Lễ: Khai giảng, Trung thu, Tết và mùa Xuân, Tổng kết năm học.        
- Tổ chức cho trẻ phát triển vận động dưới nhiều hình thức phù hợp với lịch sinh hoạt hàng ngày, phù hợp với trẻ, tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ, hấp dẫn thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
- BGH thường xuyên gợi ý, hỗ trợ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện của các lớp điểm trong việc xây dựng môi trường vật chất bên trong và ngoài lớp, khai thác hiệu quả không gian để tổ chức các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.
- TTCM, các lớp chủ động đưa mục tiêu giáo dục lĩnh vực phát triển thể chất các nội dung của chuyên đề vào trong kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch hàng ngày và tổ chức triển khai thực hiện, đánh giá thật sát các mục tiêu đã đề ra
-Tăng cường hoạt động vui chơi, thường xuyên tạo cơ hội để trẻ được hoạt động trải nghiệm, khám phá; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
 - Hướng dẫn giáo viên lựa chọn nội dung phù hợp từng độ tuổi để tích hợp, lồng ghép thông qua tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ, tránh gò bó, gây quá tải đối với trẻ và giáo viên; tăng cường cho trẻ được thực hành, trải nghiệm để hình thành những thói quen tốt, hành vi đúng với môi trường xung quanh trẻ, với các qui định về an toàn giao thông,sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, tài nguyên môi trường biển, hải đảo và giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Nội dung Giáo dục ATGT: Lồng ghép nội dung Giáo dục ATGT trong các hoạt động giáo dục. Mở rộng các hình thức giáo dục, truyền thông về luật ATGT cho các cháu, giáo viên và Phụ huynh như: Tạo góc tuyên truyền, tổ chức hoạt động vui chơi ( Ngã tư đường phố)...
+ Nội dung GD BVMT: Tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về mục đích yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục BVMT. Lên kế hoạch nội dung GD BVMT vào các chủ đề giáo dục phù hợp và chỉ đạo thực hiện trong quá trình Chăm sóc- Giáo dục trẻ một cách sáng tạo, hợp lý. Phát động phong trào sưu tầm câu chuyện, bài hát, bài thơ có nội dung phong phú về Giáo dục BVMT. Xây dựng góc tuyên truyền về nội dung Giáo dục BVMT. Tổ chức các hoạt động để tuyên truyền tới Phụ huynh và Cộng đồng nâng cao nhận thức.
+ Lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu: Lồng ghép nội dung GD phù hợp các chủ đề, chủ điểm trong năm học. Xây dựng góc tuyên truyền về nội dung giáo dục trẻ tới Phụ huynh.
- Phối hợp tốt với Phụ huynh trong việc hình thành một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe và an toàn.
1.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV)
a) Nội dung:
- Tiếp tục quản lý chất lượng đội ngũ CBQL và GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp, tăng cường tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, đảm bảo không để xảy ra tình trạng đội ngũ vi phạm đạo đức nhà giáo. 
- Chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ, CBQL và GVMN hoàn thành các mô-đun ưu tiên trong chương trình bồi dưỡng. CBQL và GVMN tích cực tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ do Sở GDĐT tổ chức.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách quy định của Trung ương và của tỉnh đối với CBQL, giáo viên và nhân viên.
b)Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% GVNV không vi phạm những hành vi GVNV không được làm theo điều 40, Điều lệ trường MN.
- 100% CBQL đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; 100% GV đạt trình độ chuẩn, trong đó ít nhất 80% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (8/9GV);  giáo viên lớp MG 5 tuổi đạt trình độ trên chuẩn 75% (3/4GV).
- 2/2 lớp lá sử dụng và khai thác hiệu quả phần mềm kidsmart, 100% lớp được trang bị máy vi tính. Đơn vị có  kết nối Internet ; 100% CBQL sử dụng thành thạo thiết bị vi tính, thông tin báo cáo bằng thư điện tử trong quản lý; 90% giáo viên, trong đó 100% giáo viên lớp MG 5 tuổi biết UDCNTT trong giảng dạy, có khả năng khai thác, UDCNTT trong thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ. Phấn đấu cuối năm không có GV xếp loại yếu, xếp loại trung bình , có 5 GV xếp loại Khá (tỷ lệ: 50%) có 5 Gv xếp loại xuất sắc(Tỷ lệ: 50%).
- Có ít nhất 54.5 % (6/11) GVvà CD (đủ điều kiện) đạt danh hiệu GVDG, CDG cấp cơ sở.
c) Biện pháp
- Phối hợp Công đoàn tổ chức cho CBGVNV thực hiện tốt hoạt động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”; Tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ tập vỡ cho CB.GV.NV tham gia các lớp học  để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn trên quy định.
+Lớp ĐHMN hệ vừa học vừa làm : 01 CBQL, 02GV
- Tiếp tục rà soát đội ngũ, tham mưu các cấp ủy, chính quyền địa phương, Ngành đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu;
- Chọn cử đội ngũ CBQL và GV tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ do Sở GDĐT tổ chức.
- Tăng cường sự giúp đỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện công tác giáo dục mầm non giữa các lớp trong trường.
       1.6.Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động giáo dục và quản lý. Tiếp tục phát huy hiệu quả việc sử dụng, khai thác các thiết bị được cấp, nhân rộng việc sử dụng hợp lý các phần mềm giáo dục Kidsmart, dinh dưỡng Nutrikids, các phần mềm hỗ trợ quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, kết nối internet, từng bước nâng cao chất lượng tổ chức các lớp bồi dưỡng đội ngũ (thu thập và chia sẻ thông tin, tài liệu học tập, hướng dẫn tự học…qua trang web mầm non, trang web của ngành…).
b/ Chỉ tiêu phấn đấu:
- 100% giáo viên biết sử dụng hộp thư điện tử, tham gia bồi dưỡng CNTT và tích cực tự học tin học để nâng cao việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
+ 100% cán bộ quản lý sử dụng thành thạo thiết bị vi tính, thông tin báo cáo bằng thư điện tử;
+ 20% giáo viên biết sử dụng đàn organ, trong đó có giáo viên dạy lớp 5 tuổi.
+ 100% giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong đó có giáo viên dạy lớp 5 tuổi.
+ PHT hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên tình hình  thực hiện các thiết bị CNTT của giáo viên tại các nhóm/lớp nhằm đảm bảo việc sử dụng, khai thác đúng mục đích, đáp ứng yêu cầu nội dung Chương trình GDMN: Tivi, đàn Organ, máy vi tính và các phần mềm giáo dục, đặc biệt là các lớp MG 5 tuổi.
+ Tổ chức triển khai, bồi dưỡng cho giáo viên chưa được tham dự các lớp về phần mềm UDCNTT tại đơn vị.
+ Cán bộ quản lý, giáo viên phát huy hiệu quả sử dụng trang thiết bị được cấp, nhân rộng việc sử dụng hợp lý các phần mềm quản lý, cập nhật thông tin và bổ sung kiến thức chuyên môn trên web mầm non để ứng dụng trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
* Biện pháp:
   - Chọn cử giáo viên có trình độ tin học thuần thục trong sử dụng CNTT để dạy trẻ lớp Lá.
  - Khuyến khích vận động giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục.
 - Tổ chức cho giáo viên lớp lá học sử dụng đàn organ tại trường do đồng nghiệp hướng dẫn.
- BGH có kế hoạch kiểm tra nhằm phát huy hiệu quả trang thiết bị được cấp và được bồi dưỡng chuyên môn ứng dụng các phầnm mềm Kidmart, Happykid, Nutrikid.
- Khuyến khích giáo viên sử dụng các phần mềm trò chơi, truyện kể của chương trình kidmast.
- Khuyến khích cán bộ giáo viên học: ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, nâng cao trình độ chuyên môn, mạnh dạn áp dụng phương pháp mới, cập nhật Internet,báo chí..
 1.7. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá
          a. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
        - Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học triệt để hơn, sâu rộng hơn đến từng cán bộ quản lý, giáo viên và trẻ.
         - Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng, dự giờ thăm lớp của giáo viên; tổ chức tập huấn từ cấp trường, tổ chuyên môn, Sở; tổ chức dự giờ, hội thi giáo viên giỏi các cấp. Đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường theo hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải khi giảng dạy...
        - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tích cực cho trẻ:  Giáo viên cần căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
         - Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ hoạt đông, hoạt động nhóm, thí nghiệm…; bảo đảm cân đối giữa tỉnh và động; chú trọng liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học. Tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học.
           b. Tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá
        - Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
- Đảm bảo quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên chặt chẽ, khách quan, dân chủ, công khai kết quả xác thực, từ đó giúp đội ngũ có kế hoạch tự bồi dưỡng, học tập, rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn theo tổ - khối trong trường, chủ động, linh hoạt về thời gian, lựa chọn nội dung trọng tâm phù hợp điều kiện thực tế và năng lực của giáo viên, đáp ứng được mục tiêu Chương trình GDMN, không rập khuôn, đồng loạt. 
-Tiếp tục thực hiện đơn giản hoá sổ sách giáo viên theo hướng gọn nhẹ, tin học hoá hiệu quả;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bội, cụ thể về công tác thanh kiểm tra toàn diện, chuyên đề năm, tháng. Thực hiện hoạt động thanh kiểm tra theo kế hoạch đề ra.
2. NHIỆM VỤ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC:
 2.1 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
  • Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của GV – NV và cha mẹ trẻ trong công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
  • Xây dựng tốt môi trường “ Xanh – sạch – đẹp – an toàn – thân thiện”.
  • Tiếp tục thực hiện nghiêm túc thông tư số 13/2010/TT – BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN.
  • Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại đơn vị.
  • Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh, dinh dưỡng an toàn thực phẩm theo Thông tư số 08/2008/TTLT/BYT- BGDĐT của Bộ Y tết và Bộ GDĐT, đảm bảo trẻ được ăn đúng, đủ theo chế độ, công khai rõ ràng kịp thời với cha mẹ trẻ về chế độ ăn, định mức tiền ăn hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn cân đối đa dạng, hợp lý đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị qui định, đảm bảo cơ cấu dinh dưỡng phủ hợp với nhóm tuổi và điều kiện thực tiễn của địa phương.
  • Thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT – BYT- BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học.
  • Phối hợp y tế địa phương thường xuyên triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh, phòng dịch và tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ theo quy định.
  • Tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo viên nhân viên y tế của đơn vị tổ chức thực hiện cân đo hàng tháng, hàng quý và đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ qua biểu đồ đầy đủ, kịp thời, đảm bảo đúng kỹ thuật, cập nhật số liệu chính xách, đúng quy định.
  • Tăng cường các giải pháp phát triển chiều cao cho trẻ và đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các giải pháp kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng cân đối với trẻ thừa cân béo phì.
  • Phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi dưới 5% so với đầu năm học.
  • 100% trẻ đến trường đều được khám sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng.
  • Có kế hoạch kểm tra giám sát công tác vệ sinh phòng bệnh phòng dịch cụ thể hàng tháng.
2.2 Tình trạng dinh dưỡng của trẻ:
- Thể nhẹ cân : 2/190 trẻ (  2/2 nữ vừa) Chiếm tỷ lệ 1.05%
- Thể thấp còi : 2/190 trẻ    ( 2/0 nữ độ 1) Chiếm tỷ lệ 1.05 %
- Trẻ cân nặng bình thường : 181/190 nữ chiếm tỷ lệ 95.26 %
- Trẻ thừa cân béo phì           :  7/190 chiếm tỷ lệ 3.68 % ( 3 nữ )
- Số trẻ chiều cao cao hơn tuổi : 1/190 chiếm tỷ lệ 0.52 %
- Số trẻ phát triển bình thường về chiều cao: 178/190 chiếm tỷ lệ 93.68%.
2.3 Chỉ tiêu cần đạt :
- Trẻ phát triển bình thường đạt ít nhất 95.5% ( 182/ 190 trẻ)
- Khống chế :
  + Trẻ béo phì giảm ít nhất  2.1%    ( 4/190 trẻ).
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
  + Thể nhẹ cân giảm ít nhất 0.52% ( 1/190 trẻ ).
  + Thể thấp còi giảm ít  nhất 0.52% (1/190 trẻ)
III/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Công tác tuyên truyền ;
- Tích cực tuyên truyền đến cha mẹ học sinh nâng cao kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau:
    + Tuyên truyền qua bản tin của trường.
    + Tuyên truyền qua góc phụ huynh của nhóm lớp .
    + Tuyên truyền qua các cuộc họp phụ huynh.
     + Tuyên truyền qua hội thi của đơn vị có phụ huynh tham gia.
    +  Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa bàn xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến cộng đồng dân cư một số kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.
2. Công tác bồi dưỡng đội ngũ:
- Triển khai đến đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên một số kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng cao kiến thức của đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên bằng cách tham gia các đợt tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ do cấp trên tổ chức.
3. Công tác kiểm tra giám sát:
    - Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát cụ thể trong công tác tổ chức bán trú cho trẻ như:
  + Đội ngũ cấp dưỡng: Kiểm tra khâu chế biến, nguồn nguyên liệu nhập vào..
  + Đội ngũ giáo viên: Cách thức tổ chức cho trẻ ăn, kiểm tra thực phẩm bước 3, công tác tuyên truyền, công tác tổ chức phòng bệnh, phòng dịch cho trẻ.
  + Nhân viên y tế: Kiểm tra kế hoạch cân đo, công tác tuyên truyền, công tác vệ sinh môi trường, phòng bệnh, phòng dịch; phối hợp trạm y tế khám sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm.
 + Đội tự quản làm tốt công tác kiểm tra giám sát thực hiện công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tại đơn vị,
4. Chăm sóc sức khỏe:
-    Phối hợp cùng trạm y tế khám sức khỏe định kỳ cho trẻ một năm 2 lần. Tăng cường công tác phoøng beänh phoøng dòch cho treû.
-    Tổ chức cân đo trẻ hàng tháng với trẻ suy dinh dưỡng , và hàng quý đối với trẻ phát triển bình thường , được chấm và đo chính xác . Cập nhật kịp thời để cùng phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng .
-    Thöïc hieän nghieâm tuùc coâng taùc chaêm soùc söùc khoeû vaø phoøng choáng tai naïn thöông tích baûo ñaûm an toaøn tuyeät ñoái veà theå chaát laãn tinh thaàn cho treû.
-    Hôïp ñoàng vôùi caùc cô sôû cung caáp thöùc aên coù giaáy pheùp kinh doanh vaø hôïp ñoàng quy traùch nhieäm vôùi caùc cô sôû.
-    Thöïc hieän coâng taùc phoøng choáng SDD giaûm tyû leä SDD xuoáng döôùi 3% soá treû SDD so vôùi ñaàu naêm. Ñaëc bieät chuù troïng ñeán vieäc phaùt trieån caân naëng vôùi phaùt trieån chieàu cao cuûa treû.
-Xây dựng cụ thể nội dung chăm sóc trẻ ở các thời điểm, hàng ngày, tuần, tháng.
-Chỉ đạo tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ, đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ thời gian theo độ tuổi.
- Tổ chức cân, đo và theo dõi biểu đồ cho 100% trẻ theo quý vào ngày 15 tháng 9, 12 năm 2016, tháng 3, tháng 5/ 2017.
-Phối hợp với y tế tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 2 lần / năm vào tháng 9/ 2016 và tháng 1/ 2017.
- Kịp thời phát hiện sớm trẻ mắc bệnh, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì để kết hợp với gia đình trẻ có biện pháp khắc phục: có chế độ ăn riêng nhằm giảm tối đa trẻ bị suy dinh dưỡng và trẻ béo phì. Tăng cường nhiều biện pháp giảm tỷ lệ trẻ béo phì .
- Có sự phối kết hợp chặt chẽ với y tế địa phương để làm tốt công tác phòng bệnh cho trẻ, không để dịch bệnh xảy ra trong nhà trường.
- Đôn đốc duy trì thực hiện đúng lịch vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh cá nhân trẻ và vệ sinh răng miệng đối với trẻ.
- Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, đủ công trình vệ sinh và đủ đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt của trẻ.
-Thực hiện tốt công tác y tế trường học
-Kịp thời có kế hoạch, cập nhật tài liệu truyền thông sức khỏe và phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.
-Liên hệ với trạm YT xã tham gia các lớp tập huấn về phòng chống dịch bệnh
-Tổ chức tập huấn cho toàn GV-CNV các biện pháp phòng chống dịch bệnh
-Tuyên truyền cách phòng các bệnh bệnh dịch theo mùa cho phụ huynh và GV-CNV.
-100% GV-CNV thực hiện công tác phòng chống dich bệnh như vệ sinh lớp học, giăng mùng cho trẻ ngủ kiểm soát các dịch bệnh để không bị lây lan thành dịch
-Lập sổ theo dõi tình hình trẻ nghỉ bệnh trong trường( nhân viên y tế phụ trách)
-Tăng cường kiểm tra giám sát các nhóm lớp về việc hướng dẫn các thao tác vệ sinh cho trẻ, vệ sinh khử trùng theo hướng dẫn phòng chống dịch.
* Chỉ tiêu :
- Trẻ phát triển hài hòa cân đối: từ 90 trở lên
- Trẻ SDD giảm : còn dưới 5 %
-100% trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất lẫn tinh thần.
-100% trẻ được theo dõi BĐTT.
-100% trẻ được cân đo hàng tháng, hàng quý.
-100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ hàng năm. (2 lần/ 1 năm)
-100% trẻ được khám răng  và thực hiện vệ sinh răng miệng tốt.
* Biện pháp :
- Đầu năm học nhà trường liên hệ y tế xã khám sức khỏe cho trẻ để phân loại sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngay từ đầu. Từ đó có kế họach phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì cho trẻ. Đồng thời phát hiện sớm một số bệnh tiềm ẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ báo cho PHHS có hướng điều trị. Có kế hoạch chăm sóc các cháu cá biệt, các cháu suy dinh dưỡng, theo dõi biểu đồ tăng trưởng hàng tháng để có biện pháp can thiệp phù hợp, đồng thời có các biện pháp đề phòng một số bệnh dịch trong trường như dịch cúm gia cầm, dịch tả, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, bệnh tay - chân -  miệng…..

-    Thöïc hieän toát cheá doä dinh döôõng hôïp lyù : Cung caáp löôïng kalo ñaït từ 60 đến 70% khaåu phaàn aên trong ngaøy cuûa treû goàm 2 böõa chính vaø moät böõa phuï. Ñaûm baûo đầy ñuû caùc chaát dinh döôõng hôïp lyù vôùi möùc aên 20.000ñ/treû moät ngaøy.

  • Ñaåy maïnh coâng taùc truyeàn thoâng, coâng taùc tuyeân truyeàn phoái hôïp phuï huynh, coäng ñoàng vaø chöông trình P/S baûo veä nuï cöôøi Vieät Nam ñeå reøn kỹ naêng veä sinh vaên minh phoøng choáng saâu raêng.
-    Thực hiện cân đo bằng sổ theo dõi sức khoẻ mới phân loại rõ ràng, trẻ nam và trẻ nữ theo biểu đồ, cân đo theo định kỳ một quý một lần đối với trẻ khoẻ mạnh, một tháng một lần đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì để có hướng khắc phục nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Ñaëc bieät chuù troïng ñeán vieäc phaùt trieån chieàu cao cho treû.
-    Chỉ đạo giáo viên thường xuyên theo dõi kiểm tra trẻ có những biểu hiện khác thường để có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Thực hiện chuyên đề dinh dưỡng lồng ghép vào trong các hoạt động một cách nhẹ nhàng phù hợp để giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn đủ chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao sức khoẻ trẻ.
  • Tổ chức cho trẻ lao động tự phục vụ: đánh răng, rửa mặt, lau mặt, xì mũi, rửa tay đúng thao tác tạo thói quen cho trẻ.
  • Trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy thöïc hieän ñoà duøng veä sinh cá nhân cho treû : khaên lau maët, khaên lau tay, khaên ñeå baøn aên moãi treû moät caùi. Nhằm phòng ngừa một số bệnh: Cuùm A/H1N1, tiêu chảy, chân tay miệng, giun sán,…được đưa vào giáo dục trẻ hằng ngày. Cho treû nguû maøn ñeå phoøng ngöøa beänh soát xuaát huyeát.
  • Kiểm tra thường xuyên trong và ngoài nhóm lớp tạo môi trường xanh sạch, thoáng mát phù hợp theo từng chủ đề để trẻ hoạt động.
  • Tăng cường tuyên truyền giáo dục về dinh dưỡng, cung cấp những thông tin về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh tình trạng ngộ độc xảy ra giúp phụ huynh nắm được kiến thức nuôi con theo khoa học. Nhằm  giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.
  • Tuyên truyền thông qua bản tin của trường, góc tuyên truyền ở lớp, thông qua đài phát thanh của xã, nhà trường mở các cuộc họp có lồng ghép chuyên đề dinh dưỡng cho bé, nuôi con theo khoa học và nhiều nội dung phong phú. Ñaëc bieät laø dòch cuùm A/H1N1 vaø beänh soát xuaát huyeát…
 - Hướng dẫn cho GV cách chấm BĐ  để theo dõi sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ xác định những vấn đề liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ. Cập nhật kết quả sức khỏe trẻ vào sổ theo dõi, thông tin đến PHHS qua bảng tin để kịp thời phối hợp chăm sóc sức khỏe trẻ.
        -Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết: khai thông cống rãnh, vận động phụ huynh đóng góp kinh phí cho trẻ ngủ mùng. Phát động phong trào  “Trường em xanh – sạch – đẹp” như phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi….
  - Chỉ đạo cho giáo viên thực hiện tốt việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân như: rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ biết đánh răng đúng cách, đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, phối hợp với phụ huynh nhắc nhở trẻ thường xuyên thực hiện các thói quen vệ sinh cá nhân, vệ  sinh ăn uống.
- Tuyên truyền đến phụ huynh hạn chế việc cho trẻ tiếp xúc với các loại gia súc, gia cầm khi ở gia đình.
- Thực hiện góc  tuyên truyền ở trường và 100% các  lớp đầy đủ  gồm  các nội dung phòng bệnh, các hoạt động của trẻ, giáo dục lễ giáo và cập nhật thông tin thời sự cần thiết  đến phụ huynh.
- Nhà trường tổ chức buổi tập huấn kiến thức phòng chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng .
- Bổ sung tài liệu dụng cụ y tế  cho các lớp (thuốc sát trùng, bông băng, dầu gió, thuốc hạ sốt …) PHHS gửi thuốc cho y tế của trường và có sổ sức khỏe để ghi chép lại .
- Tham mưu cung cấp tài liệu về dinh dưỡng, dịch bệnh, động viên chị em đọc và cập nhật thông tin trên đài, tivi.
- Tăng cường kiểm tra vệ sinh, kiểm tra hồ sơ theo dõi sức khỏe trẻ các nhóm lớp để kịp thời chấn chỉnh.
- Cập nhật kịp thời thông tin sức khỏe trẻ và làm tốt việc lưu hồ sơ sức khỏe trẻ trong trường.
-Vận động phụ huynh cho các cháu đi tiêm chủng đúng lịch và đủ các mủi tiêm
  -Xây dựng kế họach cho các nhóm lớp tổng vệ sinh ĐDĐC, đồ dùng cá nhân  trẻ, vệ sinh phòng nhóm, vệ sinh môi trường. Hàng ngày kiểm tra các ổ điện, dây dẫn điện hư hỏng phải báo nhà trường sửa chữa kịp thời.
  - Vận động GV sử dụng tốt các đồ dùng vệ sinh cho phù hợp, đảm bảo vệ sinh tại các nhóm lớp .
-Lồng ghép các nội dung giáo dục hành vi văn minh, vệ sinh và giữ gìn vệ sinh răng miệng vào các hoạt động của trẻ.
b. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng .
- Trẻ được ăn đúng thực đơn, thực đơn đảm bảo tính cân đối, hợp lý, đủ chất và thực đơn thay đổi theo mùa. Chế biến hợp khẩu vị ăn của trẻ, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng.
-Tổ chức tính khẩu phần ăn kịp thời, cân đối điều chỉnh để đảm bảo lượng calo / ngày cần đạt ở mỗi độ tuổi và tỷ lệ cân đối giữa thực phẩm động vật và thực phẩm thực vật.
-Tổ chức bữa ăn với mức tiền ăn :  20.000đ / 1trẻ / 1ngày.
+ Mẫu giáo : Ăn 3 bữa   (sáng- trưa- xế)                               
                                         1  bữa phụ   (bữa  phụ uống sữa).
- Phấn đấu đạt chỉ tiêu ngành khuyến khích đảm bảo khẩu phần  năng lượng cần cho trẻ trong một ngày đạt tại trường 60-70%. Đảm bảo năng lượng phân phối cho các bữa ăn có tỷ lệ hợp lý, các chất P-L-G có tỷ lệ hợp lý, cân đối theo tiêu chuẩn
+ Mẫu Giáo: P: 12-15%, L: 20-30%, G: 60-68%                                 
-Thường xuyên kiểm tra chất lượng bữa ăn, giáo viên có nhiệm vụ giáo dục trẻ ăn các loại thức ăn, giáo dục vệ sinh dinh dưỡng, động viên trẻ ăn hết suất .
- Thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng thực phẩm với những cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín đảm bảo VSATTP.
- Làm tốt công tác tuyên truyền vệ sinh ATTP tới giáo viên và phụ huynh học sinh. Tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con và một số nội dung tuyên truyền khác với nhiều hình thức.
-Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ.
* Chỉ tiêu :
- 100% cháu bán trú tại trường đảm bảo đủ sức khỏe .
- Cho trẻ ăn đầy đủ theo nhu cầu lứa tuổi, định lượng khẩu phần ăn cân đối, hợp lý theo quy định
-Tổ chức tốt vệ sinh ăn ngủ cho trẻ, đảm bảo cho trẻ ăn hết suất, ngủ đủ giấc
- 100% trẻ biết dùng thìa xúc cơm ăn.
- 100% trẻ phát triển tốt.
- 90% trở lên trẻ tăng cân hàng tháng.
-100% trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong ăn uống
-Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng  còn dưới 5% so với đầu năm
-100% trẻ có đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân.
-100% trẻ đến trường được sử dụng đủ nguồn nước sạch
* Biện pháp
- Ngay từ đầu năm, nhà trường ký hợp đồng mua các loại thực phẩm có địa chỉ rõ ràng, yêu cầu thực phẩm tươi ngon và đảm bảo vệ sinh ATTP để phòng tránh không có ngộ độc thực phẩm xảy ra.  
- Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn phù hợp với từng độ tuổi. Thường xuyên thay đổi thực đơn theo mùa, chế biến đa dạng phong phú hợp khẩu vị trẻ, các món ăn có màu sắc đẹp để kích thích trẻ ăn ngon, ăn hết suất.
- Quản lý chặt chẽ chế độ ăn, việc cân đo thực phẩm.
- Quản lý chặt chẽ khâu tiếp phẩm, đáp ứng thực đơn đủ chất lượng và số lượng
- Quản lý khâu phân phối, định lượng suất ăn của trẻ, ghi nhận phản ánh của nhóm lớp để điều chỉnh .
- Thường xuyên theo dõi khu bếp ăn, các nhóm lớp để giúp các giáo viên, cấp dưỡng thực hiện tốt các yêu cầu của các lớp về tổ chức chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Các cháu được ăn sạch, uống nước đun sôi, ăn uống nóng về mùa đông, ăn đủ chất, đủ lượng, hợp khẩu vị, đủ nước uống theo nhu cầu của trẻ, ăn đúng giờ, ăn hết suất .
 - Chỉ đạo giáo viên quan tâm chăm sóc trẻ trong các hoạt động. Tổ chức tốt giờ ăn. Rèn luyện cho trẻ hành vi văn minh trong ăn uống. Quan tâm trẻ biếng ăn, động viên trẻ ăn hết suất.
  - Tổ chức cho cấp dưỡng và giáo viên học tập củng cố lại khẩu phần định lượng cho từng độ tuổi .
   - Tổ chức tốt bữa ăn hàng ngày, đảm bảo đủ calo cho trẻ.
   - Đảm bảo ATVSTP, chất lượng chế biến, nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày.
    - Nhân viên cấp dưỡng thực hiện tốt các qui định của nhà bếp, lưu mẫu thức ăn đúng qui định. Thực hiện đồ dùng sống, chín rõ ràng.
    - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cấp dưỡng 1 lần/năm.
    - Giám sát việc thực hiện vệ sinh phòng, nhóm, vệ sinh cá nhân cô và trẻ.
    - Thực hiện xét nghiệm mẫu nước để đảm bảo nguồn nước sạch cho trẻ sử dụng.
  • Vệ sinh ATTP
* Chỉ tiêu :
- 100% nhân viên và giáo viên đã được hướng dẫn và học tập VSATTP.
- 100% cấp dưỡng biết giữ vệ sinh trong chế biến, bảo quản tốt thực phẩm và biết phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm ( chất đạm, bột, béo, vitamin và muối khoáng )
- 100% giáo viên nhân viên nắm vững nội quy nhà bếp
- 100% cán bộ nhân viên trong nhà trường nắm vững kiến thức chăm sóc sức khoẻ, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh bệnh dịch theo mùa.
- Mở lớp bồi dưỡng kiến thức y tế cho đội ngũ.
- Cập nhật thông tin thường xuyên về bệnh dịch lây lan trong cộng đồng.
* Biện pháp:
- Tổ chức cho CB, GV, NV trong trường học tập bồi dưỡng kiến thức VSATTP.
- Có biên bản ký kết hợp đồng với chủ cửa hàng thực phẩm sạch .
- Xây dựng nội quy vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thành lập tổ tự quản trong nhà trường
- Chỉ đạo cấp dưỡng thực hiện đúng thao tác .
- Kiểm tra thường xuyên khu bếp, đôn đốc cấp dưỡng giữ gìn vệ sinh, bảo quản và chế biến thức ăn thực hiện thực đơn theo mùa.
- Quản lý khâu chế biến, yêu cầu đảm bảo ATTP, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, thường xuyên cải biến khâu chế biến .
- Duy trì việc thực hiện lưu mẫu thức ăn đề phòng khi xảy ra ngộ độc có cơ sở xét nghiệm
*Công tác xây dựng trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích:
- Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích theo các tiêu chí của bộ GD&ĐT ban hành đối với trường học, phòng chống cháy nổ trong nhà trường: thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, gaz, trang bị hệ thống bình chữa cháy  cho các lớp, các bộ phận trong toàn trường.
- Thường xuyên kiễm tra các đồ dung đồ chơi loại bỏ những đồ dung đồ chơi hư hỏng sắc nhọn làm trẻ bị thương tích, kiểm tra môi trường nhóm lớp tuyệt đối không chứa nước trong nhà vệ sinh không để hóa chất trong khu vực sinh hoạt của trẻ , khu vực sinh hoạt của trẻ luôn phải khô ráo sạch sẽ.
- Tạo thói quen tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt cho tập thể GV – CNV trong trường, thường xuyên kiểm tra các dường dây dẫn điện và ổ cắm điện
- Xây dựng các phương án đảm bảo an toàn trường học, phương án phòng cháy chữa cháy:  có sơ đồ thoát hiểm, danh bạ, điện thoại của các đơn vị hỗ trợ khi xảy ra sự cố.
- Tổ chức thực hiện công tác diễn tập PCCC. Nâng cao ý thức trong việc phòng chống cháy nổ do điện, gaz… cho tập thể GV – CNV
- Tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tự phục vụ, kỹ năng tự vệ, bảo vệ an toàn bản thân
* Chỉ tiêu :
- 100% các lớp đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi lĩnh vực.
- 100% giáo viên đứng lớp đảm bảo an toàn cho trẻ
- 100% các lớp có phương tiện dụng cụ sơ cứu thông thường (sát trùng, nẹp, bông băng )
- 100% ĐDĐC các nhóm lớp bảo đảm an toàn, thẩm mỹ, mang tính giáo dục.
- 100% nền nhà các lớp khu vệ sinh luôn khô ráo sạch sẽ .
- 100% trẻ có 1 số kỹ năng đơn giản để giữ gìn và bảo vệ thân thể như vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, chăm sóc đầu tóc gọn gàng …
* Biện pháp :
-Tổ chức cho giáo viên học lại quy chế về việc phòng tránh tai nạn gây thương tích .
- Chỉ đạo giáo viên quản lý trẻ theo dõi trẻ chu đáo trong các hoạt động học tập, đặc biệt là hoạt động ngoài trời và hoạt động vui chơi, không để trẻ xảy ra tai nạn.Trong lớp học, phòng học không để các đồ dùng sử dụng điện, nước, phích điện phải được để cao quá tầm tay trẻ, không chứa nước trong thùng .
- Thường xuyên thăm lớp giám sát việc thực hiện chuyên đề vệ sinh, sắp xếp ĐDĐC để chấn chỉnh kịp thời cho giáo viên.
- Nhắc nhở GV không chồng bàn ghế quá cao .
- Giữ nền nhà sạch sẽ, khô ráo .
- Đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
  1. Chuyên đề vệ sinh răng miệng:
Hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên về cách thực hiện thao tác tạo điều kiện trang bị khăn, ca, bàn chải, kem đánh răng đủ để trẻ thực hiện.
Tổ chức đánh răng sau khi ăn giữa buổi tạo thói quen lao động vệ sinh tự phục vụ bản thân cho trẻ.
Phối hợp cùng gia đình trang bị bàn chải, kem ở nhà và nhắc nhở cháu thực hiện tạo thói quen cho trẻ.
Tổ chức thao giảng dự giờ góp ý rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục về vệ sinh răng miệng.
 5. Đội ngũ:
* Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tay nghề và trách nhiệm đội ngũ .
* Chỉ tiêu:
-  100% cán bộ nhân viên trong nhà trường nắm vững kiến thức chăm sóc sức khoẻ, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh bệnh dịch theo mùa.
- 100% cấp dưỡng nắm vững quy trình bếp 1 chiều .
- Tổ chức 100% giáo viên nhân viên tham gia học lớp bồi dưõng kiến thức dinh dưỡng và VSATTP.
- 100%  GV lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong các hoạt động giáo dục trẻ
- 100% nhân viên cấp dưỡng được kiểm tra tay nghề
- Thường xuyên  cập nhật thông tin thường xuyên về bệnh dịch lây lan trong cộng đồng.
* Biện pháp :
- Tổ chức  bồi dưỡng kiến thức sơ cứu thương, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cho GVNV. Nhắc nhở GV thường xuyên  ôn tập lý thuyết phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ để phản ứng nhanh phòng ngừa khi có sự cố xảy ra. Lồng ghép kiểm tra kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Kiểm tra chất lượng bữa ăn, qua giờ ăn trên lớp nhắc nhở giáo viên trên lớp động viên cháu ăn hết suất .
- Kết hợp với tổ trưởng xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần. Khi xây dựng phải dựa vào số lượng trẻ ngày hôm trước xây dựng thực đơn ngày hôm sau để tính khẩu phần ăn cho trẻ .
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên, nhân viên những vấn đề chủ yếu như: lượng các chất dinh dưỡng cần đạt để cung cấp lượng calo cho trẻ trong 1 ngày .
- Bồi dưỡng quy trình bếp 1 chiều và các thao tác từng quy trình chế biến .
- Thực hiện tốt VSATTP, nắm rõ cách lựa chọn mua những thực phẩm tươi ngon và tài liệu VSATTP trong trường mầm non .
- Phân công nhiệm vụ cho cô nuôi làm việc đúng nhiệm vụ dây chuyền chế biến .
- Tăng cường giám sát kỹ thuật chế biến và chất lượng thực phẩm .
-Chỉ đạo cấp dưỡng tham gia bồi dưỡng kiến thức VSATTP do Trung tâm y tế tổ chức hàng năm.
- Quan tâm đầu tư giữ môi trường xung quanh trường và lớp học xanh - sạch - đẹp
- Chỉ đạo GV lồng ghép vào các hoạt động để  giáo dục trẻ giữ  gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân  trong cộng đồng.
6.Cơ sở vật chất
*Đầu tư CSVC trang thiết bị chăm sóc nuôi dưỡng           
          *Chỉ tiêu:
     - Đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp
    - Bếp đảm bảo đúng quy trình bếp 1 chiều có đủ các phương tiện CSND
    -100% nhóm lớp có đủ đồ dùng phục vụ chuyên đề vệ sinh
    - 100% các lớp có tranh lô tô dinh dưỡng
    - 100% các lớp có bồn rửa tay .
    - 100% các lớp lá được thực hiện " Bé tập làm nội trợ"
    - 100% các nhóm  lớp được trang bị đầy đủ dụng cụ đựng rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường .
   -100% trẻ có đồ dùng cá nhân : khăn, gối, ca, bàn chải
   - Mua sắm bổ sung đầy đủ cho các lớp đồ dùng ngủ: Chiếu, nệm
   -Có đủ đồ dùng chế biến thực phẩm: xoong, nồi, dao, thớt, chảo, rổ,  thau và các dụng cụ đựng thực phẩm .
   -Các đồ dùng đựng thực phẩm sống, chín riêng biệt có ký hiệu
   -Có đủ các bảng biểu quy định .
  -100% các lớp có nguồn nước sạch làm vệ sinh, có bồn nước để rửa tay .
  - 100% các lớp có đủ  nước uống và nước sinh hoạt phục vụ chăm sóc trẻ theo mùa
 - Thường xuyên kiểm tra công trình cấp thoát nước thải .
 -Vệ sinh khai thông cống rãnh kịp thời .
* Biện pháp :
 - Thường xuyên kiểm tra đồ dùng và mua sắm bổ sung đồ  dùng đầy đủ, tạo điều kiện tốt chăm sóc nuôi dưỡng trẻ .
 - Lập kế hoạch sửa chữa và mua đồ dùng đồ chơi cho các lớp.
 - Kiểm kê tài sản theo từng học kỳ .
 - Có kế hoạch tu bổ CSVC, trang bị ĐDĐC, ĐD nhà bếp….
  - Chỉ đạo giáo viên lồng ghép vao các hoạt động Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường trong, ngoài lớp sạch sẽ và những hành vi văn minh nơi công cộng.
   7. Đổi mới công tác quản lý
     *Chỉ tiêu
 - 100% GV-NV được kiểm tra trong năm theo kế hoạch .
 - 100% GV-NV được kiểm tra theo định kỳ, đột xuất.
 - 90-95% GV-NV kiểm tra kiến thức về vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
* Biện pháp :
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ của GV, thao tác chế biến của cấp dưỡng.
- Phát huy trách nhiệm của tổ trưởng tổ nuôi, đảm bảo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường.
 - Tổ chức kiểm tra vệ sinh phòng, nhóm trẻ, nề nếp ăn ngủ của trẻ qua nhiều hình thức: kế hoạch, định kỳ, đột xuất.
- Kiểm tra vệ sinh môi trường-vệ sinh dụng cụ-vệ sinh cá nhân-vệ sinh thực phẩm.
  - Tăng cương kiểm tra đột xuất và khảo sát trên trẻ.
 - Tập hợp đánh giá rút kinh nghiệm, xếp loại sau mỗi đợt kiểm tra.
 - Có chế độ khuyến khích, bồi dưỡng thêm cấp dưỡng hoàn thành tốt công việc được giao, có sáng kiến trong chế biến thức ăn mới giúp trẻ ăn ngon.
 - Đề ra các tiêu chí thi đua cho GV nhóm lớp có trẻ tăng cân, giảm SDD thể nhẹ cân .
 - Kiểm tra các lớp về an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi .
 - Quản lý chế độ ăn uống của trẻ, phối hợp đầy đủ các biện pháp quản lý, kiểm tra thường xuyên sổ sách, tài liệu .
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thông qua các buổi bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt tập thể.
- Nghiêm túc thực  hiện kế  hoạch kiểm tra nội bộ đối với hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
V. KẾ HOẠCH KIỂM TRA CHUYÊN MÔN:
1. Chất lượng trẻ
- Phấn đấu tỉ lệ CC- BN mẫu giáo 5 tuổi:
+ Chuyên cần 95%. Trẻ 5 tuổi
- Phấn đấu tỉ lệ CC- BN mẫu giáo 4 tuổi:
+ Chuyên cần 90%. Trẻ MG
+ Trẻ sạch sẽ, lễ phép: 100%
+ Trẻ linh hoạt, năng động, sáng tạo: 90%                                     
+ Trẻ phát triển cân đối: 90-95%            
+ 90 % trẻ thực hiện nội quy, bước đầu có kỹ năng sống.
+ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi : 95%
+ 5/5 lớp có đầy đủ hồ sơ, sổ sách của cô, của trẻ và cập nhật thông tin hàng ngày.
2. Chỉ tiêu đối với giáo viên
+ 100% biết xây dựng kế hoạch, soạn kế hoạch trên máy tính & tổ chức các hoạt động của trẻ. Tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ có kế hoạch, giáo án và đồ dùng giáo cụ.
+ Thao giảng chuyên đề: 1 tiết /1 Gv
+Thao giảng dự giờ : 1 tiết /1 tháng /1 GV
+ Dự giờ đồng nghiệp : 10 tiết /1GV.
+ 60% giáo viên  đăng kí tiết dạy tốt , 70% số tiết xếp loại tốt
+ Hội giảng:  khuyến khích 100% GV tham gia, phấn đấu 70% GV đạt tiết tốt
                           Có 1 GV tham gia hội thi cấp huyện
+ Chiến sĩ thi đua cơ sở: 1/9GV
+ Tham gia viết SKKN : 7/9 GV
+ Giáo viên giỏi cấp cơ sở : 4/7 GV
+ Làm ĐDDH – ĐC : 1CĐ / 1 ĐD
+ Tham gia tốt các hội thi : 100%
+ Thực hiện đầy đủ HSSS : 100%
+ Đạt chuẩn giáo viên MN : 100%
+ Trên chuẩn : 8 gv
  • Thực hiện dứt điểm và hoàn thành đúng quy định .
  • Kiểm tra hoạt động chuyên môn 9/9 giáo viên, kiểm tra chuyên đề 2 lần /năm.
  • Tổng số giáo viên kiểm tra hoạt động chuyên môn: 9/9 giáo viên.
  • Kiểm tra toàn diện :
  • Tháng 11
  • Tháng 4
  • Kiểm tra chuyên đề ( GDBVMT, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, dạy học tích cực , giá dục lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục phát triển vận động”
  • Tháng 09: chuyên đề: “ phát triển phát triển vận động cho trẻ
  • Tháng 10: chuyên đề : cách phòng chống SDD, béo phì cho trẻ”.
  • Tháng 11 : Chuyên đề : “phát triển ngôn ngữ”
  • Tháng 12: chuyên đề “phát triển thẩm mĩ”
  • Tháng 1,2 : chuyên đề “Thiết kế giáo án điện tử”
  • Tháng 3,4 : chuyên đề “Giáo dục hòa nhập cho trẻ”
+      Đồ dùng dạy học: Khuyến khích giáo viên làm đồ dùng tham gia thi đồ dùng, đồ chơi các cấp.
+        Thanh tra các cấp: 10% tốt, 70% kh, 20% trung bình.
* Chỉ tiêu:
    - 100% nhóm lớp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
    - 100% gv dạy lớp biết sử dụng các phần mềm giáo dục
    - 20% gv biết sử dụng đàn organ phục vụ cho các hoạt động giáo dục âm nhạc của trẻ.
4/ Công tác tuyên truyền:
        +  Xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo từng tháng, phù hợp với nội dung giáo dục.
        + Làm tốt khâu công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.
        + Tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Viết bảng tin, qua giờ đón trả trẻ.
        + Kiểm tra bản tin giáo viên, kiểm tra chọn lọc bài viết của giáo viên.
        + Sưu tầm bài soạn để  lựa chọn nội dung tuyên truyền cho phù hợp
   VI. KẾ HOẠCH KIỂM TRA CHĂM SÓC:
1. Chỉ tiêu.
      - 100% các nhóm, lớp được kiểm tra định kỳ theo kế hoạch (2 lần/ tháng) trong trường hợp dịch bệnh nhiều tăng cưòng kiểm tra thường xuyên.
          - 100% giáo viên- nhân viên được kiểm tra kiến thức về vệ sinh, chăm sóc- nuôi dưỡng HS.
      - 100% cô nuôi được kiểm tra tay nghề về VSATTP.
2. Biện pháp.
      - Lên kế hoạch kiểm tra, giám sát tay nghề nuôi của giáo viên, thao tác chế biến của cô nuôi.
         - Phân công nhân viên phụ trách Y tế học đường thường xuyên kiểm tra VSATTP.
      - Kiểm tra vệ sinh phòng, nề nếp bán trú, giờ ăn, ngủ của HS (2 lần/tuần)
      - Kiểm tra vệ sinh môi trường ( 4 lần/tháng)
      - Vệ sinh dụng cụ (4 lần/tháng)
      - Vệ sinh cá nhân (4 lần/tháng)
      - Vệ sinh thực phẩm ( 8 lần/tháng)
     Trên đây là kế hoạch chuyên môn – chăm sóc NH: 2016 -2017 của trường Mẫu giáo Minh Tân./.
Nơi nhận:
-Hiệu trưởng                                                                                  HiỆU TRƯỞNG              
- Lưu: VT, PHT.                                                                                             
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bún thịt heo mộc cà chua giá
Sữa netsure

Bữa trưa:

Cơm trắng
Thịt heo kho đậu hũ cà chua
Canh khoai mỡ thịt gà+luộc bông cải
Bữa phụ:Lê đường

Bữa xế:

Mì quảng tôm nấm rơm cải dúng

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập36
  • Hôm nay1,941
  • Tháng hiện tại25,429
  • Tổng lượt truy cập1,607,420
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây