HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
ĐỀ TÀI: QUAN SÁT CÁI NỒI, CÁI CHẢO
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
- Trẻ được hít thở không khí trong lành, được thỏa mãn nhu cầu vui chơi ngoài trời.
- Cung cấp thêm cho trẻ những hiểu biết, vốn kiến thức về các loại đồ dùng gia đình: cái nồi, cái chảo.
- Kĩ năng
- Phát triển vận động, phát triển xúc cảm, phát triển kĩ năng cảm thụ cái đẹp, phát triển ngôn ngữ.
- Thái độ
- Trẻ biết bảo quản giữ gìn đồ dùng gia đình.
- Trẻ biết tiết kiệm nước và giữ gìn vệ sinh chung.
- CHUẨN BỊ
- Tâm thế, tư thế cho trẻ
- Nồi, chảo.
- Cà kheo, rổ trái cây bằng mút xốp.
- Dây thun, sỏi, đá, lá cây, phấn, quả bằng xốp, bao bố, tranh đất sét quả cho trẻ xếp sỏi màu lên.
- TIẾN HÀNH
- Tập trung trẻ 3 hàng, cô kiểm tra sức khỏe cho trẻ.
- Cho trẻ đi dạo quanh sân trường quan sát bầu trời, sân trường, vừa đi vừa hát, đọc “dung dăng dung dẻ”.
* Ôn kiến thức cũ: cái muỗng
+ Các con ơi! Đây là cái gì? ( cái muỗng)
+ cái muỗng dùng để làm gì? (dùng để xúc ăn)
- Giáo dục: các con phải rửa sạch muỗng sau khi ăn.
* Cung cấp kiến thức mới
- Cô giới thiệu cái nồi, cái chảo.
- Cô cho trẻ về 3 nhóm cùng nhau thảo luận về cái nồi và cái chảo.
- Giao nhiệm vụ cho trẻ, sau khi quan sát xong kể lại cho cô và cả lớp cùng nghe những gì đã quan sát được.
- Trong quá trình quan sát cô gợi ý cho trẻ quan sát và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Trẻ quan sát xong cô đàm thoại với trẻ về việc thực hiện các nhiệm vụ đặt ra:
+ Tên gọi của từng loại đồ dùng.
+ Chất liệu
+ Công dụng
+ Đồ dùng đó được sử dụng ở đâu?
- Các con vừa quan sát cái gì?
- Con biết gì về cái nồi?
- Cái nồi gồm những bộ phận nào?
- Cái nồi được làm từ chất liệu gì?
- Dùng nồi để làm gì?
+ Tương tự cô hỏi về cái chảo.
- Giáo dục: trẻ biết giữ gìn vệ sinh những đồ dùng trong gia đình, giáo dục trẻ phụ giúp ba mẹ vệ sinh đồ dùng gia đình, “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” như lời Bác Hồ dạy.
* Trò chơi vận động: Ném bóng vào chậu.
Luật chơi:
Ném bóng vào chậu, nếu nhiều quả không bị nảy ra ngoài là thắng cuộc.
Cách chơi:
- Cô hướng dẫn chuẩn bị 2 cái chậu, 6 quả bóng,vẽ 1vạch chuẩn cách xa cái chậu.
- Đặt 2 cái chậu thành hang ngang cách vạch chuẩn 1,5 – 2m, cái nọ cách cái kia 1m.
- Chia trẻ thành 2 nhóm xếp hàng dọc dưới vạch chuẩn, lần lượt cho trẻ đứng vào vạch chuẩn, mỗi trẻ ném 3 lần theo hiệu lệnh của người hướng dẫn.
- Cô hướng dẫn gợi ý cho trẻ tìm cách ném để bóng không nảy ra khỏi chậu.
- Ném bóng xong, trẻ lên nhặt bóng về để ở vạch chuẩn cho bạn tiếp theo, rồi đứng xuống ở cuối hàng.
- Trẻ thay nhau chơi cho đến hết lượt
- Cho trẻ chơi, cô quan sát, bao quát.
- Cô nhận xét.
* Chơi tự do:
- Chơi với đồ chơi ngoài trời: Cầu tuột, vòng chui, bập bênh.
- Chơi với thiên nhiên: Lá cây để gắn lá cho quả bằng xốp; xâu vòng hoa sứ bằng cọng lá dừa ; đá, sỏi để xếp thành quả lên tranh đất sét cô đã chuẩn bị; dùng phấn vẽ quả rồi xếp đá sỏi lên đường phấn,
- Chơi trò chơi dân gian: Cò chẹp, lộn cầu vồng, nhảy dây, búng thun, nhảy bao bố, đi cà kheo.
- Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn, không cho đá sỏi vào mũi, tai, không ném bạn.
- Hết giờ chơi, cô tập trung trẻ lại, củng cố, tuyên dương.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi, nghỉ.