( YÊU CẦU: Kh in 3 bản, có kí duyệt BGH, ghi rõ chủ đề lớn, chủ đề nhỏ, đề tài, tuần thứ mấy của chủ đề)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH CỦA BÉ ( TUẦN 1 ghi ở đây hay ở dưới chủ đề nhánh?)
CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI ( TUẦN 1?)
MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: CHUYỆN “ TÍCH CHU” ( LOẠI 1)
LỚP CHỒI 1
GIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ HOÀI MY
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Cháu biết tên câu chuyện, biết tính cách các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện.
- Cung cấp cho cháu từ mới, giải thích từ khó: “kham khổ”, “lặn lội”. Trẻ trả lời câu hỏi tròn câu, to, rõ ràng, mạch lạc.
- Cháu thấy được tình cảm, sự hi sinh của bà đối với Tích Chu và sự hối hận, sửa sai của Tích Chu.
- Qua hoạt động, trẻ được vận động và chuyển đội hình. Từ đó trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.
- Giáo dục cháu biết phải biết yêu thương, biết quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những người thân khi họ đang ốm. Đặc biệt nên biết hối hận khi làm sai và sửa lỗi như cậu bé Tích Chu.
II/ CHUẨN Bị:
- Cô thuộc câu chuyện.
- Power point câu chuyện, rối que, câu hỏi đàm thoại.
III/ TIẾN HÀNH:
( Hoạt động 1:
- Cho trẻ chơi dân gian Tập tầm vông.
+ Tay nào có, tay có là tay trái hay tay phải của cô?
+ Tay cô có một tờ giấy với các câu hỏi sau: Chủ đề tuần này là chủ đề gì? Chủ đề nhánh là gì? Ngày 20-11 là ngày gì?
+ GD: sắp đến ngày 20-11, ngày tết của Cô giáo, các con cố gắng chăm ngoan, vâng lời để nhận được nhiều phiếu bé ngoan dâng tặng các cô của mình nha. Và khi các con ngoan như vậy là các con cũng đã làm theo những điều Bác Hồ dạy rồi đó!
( Hoạt động 2:
- Giới thiệu, kể cho trẻ nghe lần 1 kết hợp power point.
+ Nhân ngày 20-11, rạp chiếu phim có chiếu một bộ phim rất hay, bây giờ cô cho lớp mình đi ô tô cho nhanh đến rạp chiếu phim nha các con.
Khi ngồi trên ô tô các con ngồi thế nào?
Khi ăn quà bánh, uống sữa thì các con phải làm sao?
+ Trẻ vừa đi vừa hát “ Em lái xe ô tô” đi xem power point câu chuyện Tích Chu.
- Cô tóm tắt câu chuyện.
- Giải thích từ mới, từ khó cho trẻ: “kham khổ”, “lặn lội”.
+ Kham khổ: ý nói bà ăn uống không đầy đủ chất, bà ăn cơm với rất ít thức ăn.
+ Lặn lội: Tích Chu đi liên tục, đường rất khó đi để tìm nước suối tiên cho bà uống, mệt cũng không nghỉ ngơi.
- Cho trẻ , đoán - đặt tên câu chuyện.( đoán tên hay đặt tên? Đặt tên lúc này hay đàm thoại nội dung câu chuyện xong mới đặt tên câu chuyện)
+ Các con đặt tên câu chuyện rất hay. Bạn... đã đặt tên rất gần với nội dung câu chuyện. Vậy lớp mình cùng thống nhất với cô đặt tên câu chuyện là Tích Chu nhé!
+ Cho trẻ nhắc lại tên câu chuyện.
( Hoạt động 3:
- Các con ơi! Câu chuyện còn được diễn múa rối nữa đó, cô mời lớp mình đi xem múa rối ha. Trẻ vừa đi vừa hát “ Bà còng đi chợ” để đi xem múa rối.
- Cô kể lần 2 kết hợp rối que.
- Đàm thoại:
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
(bà, tích chu, bà tiên, chim ?)
+ Bà yêu thương Tích Chu như thế nào?
+ Tích Chu có thương bà không? Tại sao con biết?
+ Vì sao bà bị ốm?
+ Bà gọi Tích Chu thế nào?
+ Khi bà hóa thành chim bay đi thì Tích Chu có hối hận không?
Hối hận, Tích Chu đã làm gì để sửa lỗi của mình?
+ Cuối cùng hai bà cháu đã sống với nhau như thế nào?
+ Qua câu chuyện các con thấy Tích Chu đáng khen hay đáng chê?
Vì sao?
- Giáo dục cháu: Qua câu chuyện giáo dục chúng ta phải biết yêu thương, biết quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những người thân khi họ đang ốm. Đặc biệt nên biết hối hận khi làm sai và sửa lỗi như cậu bé Tích Chu.
( Hoạt động 4:
- Cô thấy các con rất ngoan