PHÒNG GD & ĐT DẦU TIẾNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG MINH TÂN Độc lập- Tự do-Hạnh phúc
Minh Tân, ngày30 tháng 1 năm 2015
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN THÁNG 02/2015
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015 của trường Mẫu giáo Minh Tân.
Căn cứ vào kế hoạch Bồi dưỡng Chuyên môn năm học 2014-2015 của đơn vị .
Trường MG Minh Tân lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn tháng 02 với nội dung cụ thể như sau:
I- NỘI DUNG BỒI DƯỠNG:
Bồi dưỡng kỹ năng, nội dung, thể thức viết SKKN
II/ MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU:
Giúp GV thực hiện tốt các đề tài sáng kiến kinh nghiệm
III/ CỤ THỂ:
1/ Nội dung:
1.1 Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm?
- Không phải là công trình nghiên cứu khoa học. Mà đây là sáng kiến mới, cách tìm ra giải pháp mới cho một vấn đề nào đó tồn tại ở lớp ( đối với giáo viên ), xảy ra tại trường đối với CBQL.
- Phải mang đầy đủ các đặc tính: tính mới, tính thực tiễn, tính khoa học, tính hiệu quả.
( Tóm lại SKKN là cái đã thực hiện trong thực tế, có hiệu quả, có thể ứng dụng được tại đơn vị và ứng dụng được rộng rãi ở các đơn vị khác.
1.2. Hình thức: ( 10 điểm )
- Trình bày nội dung đúng bố cục, từ ngữ và ngữ pháp được sử dụng chính xác, khoa học; các kiến thức được hệ thống hóa một cách chặt chẽ phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.
- Đề tài được soạn thảo và in trên máy vi tính, trang trí khoa học, đóng bìa đẹp. Bìa sáng kiến kinh nghiệm phải được ghi rõ ràng theo trật tự sau: tên cơ quan chủ quản, tên đơn vị, tổ, phòng (khoa); tên đề tài; tên tác giả; chức danh; năm thực hiện.
Font chữ : times new roman, cỡ chữ 14, dòng cách dòng 1.5 ( theo công văn số 1680/SGDĐT-VP, ngày 18/10/2010 ).
* Các nội dung cơ bản phải đạt: ( 90 điểm )
- Tính mới: Trên cơ sở kinh nghiệm trong công tác ( quản lý, giảng dạy, giáo dục ) phát hiện và xây dựng được nội dung, phương pháp mới, có tính đột phá, phù hợp và nâng cao được hiệu quả, chất lượng trong quá trình thực hiện công tác của mình.
( đưa ra giải pháp mới mà không qua chỉ đạo nào và phải khác đi so với nơi khác ).
- Tính ứng dụng thực tiễn: Mang tính khả thi, có khả năng ứng dụng đại trà trong toàn ngành giáo dục và đạt hiệu quả cao.
- Tính hiệu quả: Đem lại hiệu quả trong công tác, trong việc tiếp nhận tri thức khoa học hay hình thành kỹ năng thực hành cho học sinh. Áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả cao nhất, với lượng thời gian và sức lực được sử dụng ít nhất, tiết kiệm nhất.
- Tính khoa học:
Có luân đề: Đặt vấn đề gọn, rõ ràng ( giới thiệu được khái quát thực trạng, mục đích ý nghĩa cần đạt, những giới hạn cần có,…)
Có luận điểm: Những biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể
Luân cứ khoa học, xác thực: Thông qua phương pháp hoạt động thực tế.
Toàn bộ nội dung được trình bày hợp lý, có quan hệ chặt chẽ các vấn đề được nêu, có sử dụng các phương pháp để phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được mục tiêu, vấn đề nêu ra phù hợp với quy luật, với xu thế chung.
1.3 Các bứơc trình bày SKKN:
* Tên đề tài: Đúng ngữ pháp, đủ ý, rõ nghĩa, xác định được phạm vi nội dung đề tài, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong 1 đề tài.
( Đề tài không quá dài, không có dấu phẩy, không có chủ ngữ - không có vị ngữ , không có từ “ một số ” ).
* Kết cấu của một sáng kiến kinh nghiệm:
Các phần chính:
Bìa
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có )
Đặt vấn đề ( lý do chọn đề tài )
Giải quyết vấn đề: ( nội dung của SKKN )
Cơ sở lý luận của vấn đề
Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của SKKN
Kết luận:
Tài liệu tham khảo khi viết SKKN
Phụ lục ( nếu có ): Hình ảnh minh họa ( hình ảnh minh chứng cần đưa vào