Bài tuyên truyền phòng chống bệnh thủy đậu

Thứ ba - 27/03/2018 15:10
Bài tuyên truyền phòng chống bệnh thủy đậu
                          BÀI TUYÊN TRUYỀN
            PHÒNG CHỐNG
BỆNH THỦY ĐẬU
 
     Hiện nay bệnh thủy đậu bắt đầu xuất hiện và ngày càng tăng nhanh tại các khu dân cư đông đúc như nhà trẻ, mẫu giáo, trường học…. Để mỗi chúng ta không khỏi lo lắng về bệnh truyền nhiễm này. Qua bài tuyên truyền này giúp chúng ta có thêm kiến thức, kĩ năng phòng tránh bệnh thủy đậu cho bản thân và gia đình.
1.Bệnh thủy đậu là gì:
     Bệnh Thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter (gây ra bệnh Thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Vi rút có khả năng sống được vài ngày trong vẩy Thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng Thủy đậu. Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7 - 10 ngày. 

     Bệnh Thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.


2. Nguyên nhân xuất hiện bệnh
Nguyên nhân gây bệnh là do sự suy yếu của hệ miễn dịch, không thể bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các virus gây bệnh trong đó có bệnh thủy đậu.
2017516143929381 1


3. Đường lây truyền.
Đường lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp: Virus có trong nước bọt của bệnh nhân do ho, hắt hơi,  tiếp xúc với nước bọt, qua đường không khí khi giao tiếp nói chuyện với người bệnh thủy đậu. Ngoài ra bệnh còn lây do tiếp xúc trực tiếp với tổn thương bóng nước thủy đậu. Bệnh còn có thể lây lan qua do dùng chung quần áo, khăn mặt, bàn chải đánh răng. Người mẹ trong lúc mang thai bị thủy đậu cũng có thể lây truyền sang thai nhi.
4. Các triệu chứng của bệnh
- Sốt nhẹ từ 2-3 ngày, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Sau đó, sẽ thấy nổi những nốt chấm đỏ ở đầu đầu tiên, sau đó lan, chân, gây ra cảm giác rất ngứa ngáy. Những chấm đỏ này sẽ lớn đần thành nốt đỏ chứa nước bên trong.
- Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn nước thường kèm theo sốt. Người bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là sốt, mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, đến bụng, ngực rồi lan xuống tay, chân gây ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu. Mụn nước có phần lõm ở giữa, mụn nước lúc đầu chứa chất dịch trong, chỉ sau một ngày dịch trở nên đục như mủ. Sau 3-5 ngày, mụn nước đóng vảy, rồi rụng dần.  
Bệnh thủy đậu là một căn bệnh không nguy hiểm nếu không có biến chứng
 
2017516143929432 2


5. Các biến chứng của bệnh thủy đậu:
- Bội nhiễm da: thường gặp nhất, xảy ra do bệnh nhân làm gãi làm vỡ các mụn nuớc gây nhiễm khuẩn và để lại sẹo vĩnh viễn, nặng hơn vi khuẩn xâm nhập vào máu gây ra nhiễm trùng máu.
- Viêm phổi : Thường gặp ở người lớn. người bệnh sốt cao, thờ nhanh, đau ngực, ho ra máu. Đây là một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng bệnh nhân, nhất là phụ nữ có thai bị thủy đậu trong 6 tháng đầu của thai kỳ.
- Viêm não: người bệnh đi đứng loạng choạng, rung giật nhãn cầu, co giật…
- Hội chứng Reye: Xảy ra trong giai đoạn mọc mụn mà cho trẻ uống Aspirin để hạ sốt
2017516143929543 3

 
- Dị tật bẩm sinh: Phụ nữ mang thai dở tháng thứ 3 mà bị bệnh thủy đậu thì trẻ sinh ra có thể bị dị tật như sẹo ở chi, chậm lớn, đầu nhỏ, đục thủy tinh thể…
6. Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh thủy đậu
Để thực hiện tốt việc chăm sóc người bệnh và phòng chống lây lan cho những người xung quanh, chúng ta cần:
* Đối với người bệnh
- Những trường hợp mắc bệnh Thuỷ đậu cần được nghỉ học hoặc nghỉ làm việc từ 7 đến 10 ngày từ lúc khi bắt đầu phát hiện bệnh để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa….
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o.
- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.
- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
- Đối với trẻ em: nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
- Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
2017516143929577 4

- Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ. 
- Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mũ, tấy đỏ vùng da xung quanh... Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt.
- Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ nên đưa đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.
*Đối với người thân:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
- Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.
2017516143929606 5

- Tiêm ngừa vắc xin: là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh Thủy đậu. Vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (>97%) và kéo dài.
- Những người sống và làm việc trong môi trường tập thể với người đang mắc bệnh, người chuẩn bị đi đến vùng đang có dịch bệnh, trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên nên tiêm vắc xin ngừa Thủy đậu. Việc chủ động tiêm ngừa sẽ giúp cho các trẻ em được trang bị đầy đủ vũ khí chống lại bệnh, giúp cho những ai chưa từng bị thủy đậu không còn phải lo lắng vì bệnh này,vừa giúp cho ngành y tế chủ động phòng chống làm hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Nguồn tin: Siêu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bún thịt heo mộc cà chua giá
Sữa netsure

Bữa trưa:

Cơm trắng
Thịt heo kho đậu hũ cà chua
Canh khoai mỡ thịt gà+luộc bông cải
Bữa phụ:Lê đường

Bữa xế:

Mì quảng tôm nấm rơm cải dúng

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập9
  • Hôm nay963
  • Tháng hiện tại8,982
  • Tổng lượt truy cập1,590,973
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây