Trường Mầm non Minh Tân

https://mgminhtan.dautieng.edu.vn


Dinh dưỡng dành cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ khỏe mạnh- thông minh là đều mà tất cả mọi người rất mong muốn

 

     Trẻ bị suy dinh dưỡng là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ. Suy dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Trong quá trình chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, điều quan trọng cần làm là quan tâm đến chế độ ăn uống cho trẻ. Vậy trẻ suy dinh dưỡng ăn gì để mau chóng đạt cân nặng chuẩn?
      Chế độ ăn uống cho trẻ bị suy dinh dưỡng

      Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa 1 ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
      Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi, ngoài bú mẹ thì cần cho trẻ ăn thêm 4 bữa/ ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày. Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác thì mẹ cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho bé ăn thêm hoa quả chín để cung cấp thêm sức đề kháng.

 

rau


      Nên cho 1 ít dầu mỡ khuấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng cường chất béo trong bữa ăn của trẻ. Cho bé ăn thêm hoa quả chín. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

trái cây1

      Trẻ suy dinh dưỡng nên ăn gì?

      Trẻ bị suy dinh dưỡng do thiếu lượng protein cần thiết, bên cạnh đó, những bé bị suy dinh dưỡng dạng thấp còi cũng do không bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi cho cơ thể. Vì vậy, khẩu phần ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần cung cấp nhiều thực phẩm giàu protein và vitamin D, canxi.
Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ là:

  • Gạo, khoai tây.
  • Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
  • Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
  • Dầu, mỡ.
  • Các loại rau xanh và quả chín.
SLIDE3
 

      Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung các chất sắt để chống chứng thiếu máu ở trẻ em như bí đỏ, gan động vật, thịt bò, hải sản,…; bổ sung kẽm và selen kích thích hấp thu thức ăn và tăng cường sức đề kháng. Các loại thực phẩm giàu kẽm và selen gồm hải sản. các loại đậu, củ cải trắng, lòng đỏ trứng gà,…
 

TÔM

 

      Trẻ dưới 6 tháng

     Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ để mẹ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt để nuôi con. Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các loại sữa ngoài  thay thế thì phải có chỉ định của bác sĩ.

     Trẻ từ 6 – 12 tháng

  • Ngoài việc cho trẻ bú thì mẹ nên cho trẻ ăn thêm nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ. Nếu trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì mẹ dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 -4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn theo tỷ lệ 10g giá đậu xanh/10g bột
  • “Bé biếng ăn phải làm sao?” là vấn đề khiến các bậc phụ huynh rất đau đầu. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn thì rất nhiều, như do bé đã ăn quá lâu 1 thực đơn nên gây ra nhàm chán. Vì thế, cha mẹ cần đa dạng thức ăn và tìm cách tạo “hứng thú” để bé ăn tốt, chẳng hạn cho bé “ăn thi” với các bạn.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý để trẻ ăn đúng giờ, không ăn vặt và đồ ngọt quá nhiều.

“Chiêu” giúp trẻ hết biếng ăn

– Cho bé ngồi ghế ăn ăn chung với gia đình.

– Chọn cho bé bát và thìa nhiều màu sắc, hình ảnh ngộ nghĩnh.
 

gia dinh hanh phuc hoat hinh 10

 

      Cố gắng trang trí sao cho đĩa thức ăn của bé thật ưa nhìn, vì trẻ nhỏ quan tâm đến thẩm mỹ của thức ăn hơn là người lớn.

–  Cho bé bắt đầu và kết thúc bữa ăn cùng lúc với gia đình giống như một người lớn. Khi bé chưa ăn hết phần của mình, thì mẹ cũng nên để bé dừng lại.

–   Khi kết thúc bữa ăn và mọi người nán lại ăn hoa quả và tám chuyện, hãy để bé tham gia cùng vì lúc này là lúc bé được đùa giỡn “hết cỡ”. Hơn nữa điều này tác động rất mạnh vào tâm lý của bé, để bé cảm nhận được việc ăn uống rất thú vị.


 

món ĂN


–  Khi bé làm rơi thìa muỗng, hãy dậy bé cách tự nhặt lên. Hạn chế để bé ăn bằng tay, chạm tay vào thức ăn, vì sẽ hình thành thói quen rất xấu. Đồng thời cũng tránh việc vì muốn dụ bé ăn mà bồng bé đi khắp xóm. Dẫn đến việc, sau này ba mẹ phải thực hiện “thủ tục” này thì bé mới chịu ăn.

–  Hãy để bé ngồi ở vị trí trung tâm bàn ăn. Để các thành viên trong gia đình có thể thay nhau đút cho bé ăn. Với trẻ nhỏ, khi thay đổi người đút đồng nghĩa với việc thay đổi khẩu vị.

–  Thỉnh thoảng, mẹ cũng nên cho bé “ăn thử” các món người lớn nhưng phải dưới sự “giám sát” của mẹ đế tránh trẻ bị hóc hoặc dị ứng.

                                                                                                                                                                                    Tác giả: Phạm Thị Thanh Hương




 








 













 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây