Trường Mầm non Minh Tân

https://mgminhtan.dautieng.edu.vn


Bài tuyên truyền về công tác phòng cháy chữa cháy

I. TRÁCH NHIỆM PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
         Trách nhiệm Phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 5, Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001 gồm 9 chương , 65 điều.
       Trong điều 5 quy định như sau:
       - Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
       - Công dân từ 18 tuổi trở lên có đủ sức khỏe phải có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
       - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
       - Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
       Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của tất cả mọi người, tất cả mọi công dân từ 18 tuổi trở lên .
       II. CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY
       Vậy để làm tốt trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy chúng ta phải làm là ngăn ngừa và làm triệt tiêu tất cả những nguyên nhân dẫn đến sự cháy.
       Để làm tốt công tác phòng cháy thì chúng ta phải tìm hiểu đâu là  những nguyên nhân gây ra cháy, để từ đó có cách phòng cháy như thế nào cho đúng.
      
Nguyên nhân nhiều nhất đó là do chập điện, ngoài ra còn có cháy nổ do Gas, do xăng dầu, do sử dụng thuốc lá, do trẻ em nghịch lửa...Nhưng trong các nguyên nhân này, đáng chú ý nhất là cháy nhà do chập điện, bởi vì qua số liệu thống kê của Cục Cảnh sát PCCC & CNCH nguyên nhân cháy do chập điện chiếm tới 80% các vụ cháy trên toàn quốc.
 Các biện pháp để đề phòng :
       + Khi thiết kế lắp đặt hệ thống điện phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn an toàn điện và PCCC, đặc biệt ở các môi trường có nhiệt độ cao, có chất ăn mòn, nguy hiểm cháy, nổ phải chọn dây dẫn, thiết bị điện đảm bảo an toàn, phù hợp với các khu vực đó;
       + Thường xuyên và định kỳ kiểm tra để phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót của hệ thống điện không đảm bảo an toàn PCCC;
       + Ngắt các thiết bị điện không cần thiết trong thời gian nghỉ làm việc và khi ngủ;
       + Lắp đặt các thiết bị bảo vệ như cầu dao, cầu chảy, aptomat đúng tiêu chuẩn để kịp thời ngắt mạch khi xảy ra chập mạch;
       + Cầu dao, bảng điện phải được bắt chặt và có hộp bảo vệ, cầu chì có đủ nắp đậy, ở những nơi có chất cháy các thiết bị điện này phải được đặt phía ngoài;
       + Các mối nối phải chặt và được bọc kín bằng chất cách điện;
       + Không nối hai dây dẫn có chất liệu và điện trở khác nhau để dẫn điện;
       + Tuyệt đối không để các vật liệu dễ cháy ( nhất là xăng, dầu, diêm…) gần bảng điện, cầu dao, cầu chảy để đề phòng tia lửa gây cháy nổ.
         Cháy nổ khí Gas đang là vấn đề được xã hội hết sức quan tâm. Vậy chúng ta cần phải làm gì để hạn chế xảy ra cháy nổ Gas :
       Nấu ăn xong chúng ta phải nhớ khóa chặt van Gas lại, ống dây dẫn Gas làm bằng cao su nên 1 năm chúng ta nên thay 1 lần; bếp Gas của chúng ta quá củ rồi thì nên thay không được tiết kiệm, bởi vì sao ở nhà con nhỏ, bố mẹ già bật bếp gas không lên quên không bật trở lại, gas sẽ thoát ra rất nhanh, chỉ cần 1 giờ đồng hồ thôi nó sẽ đạt đến nồng độ cháy nổ và chúng ta chỉ cần bật công tắc điện hay nghe một cuộc điện thoại đến có thể kích nổ nhà bếp của chúng ta ngay lập tức.
       Các bước xử lý khi có khí gas rò rỉ:
       + Nhanh chóng khóa van gas lại ( trường hợp nấu ăn xong quên khóa van gas);
       + Nhẹ nhàng mở các cánh cửa sổ, cửa ra vào, cửa trước cửa sau để tạo dòng không khí đối lưu;
       + Dùng các tấm bìa, tờ báo, áo khoác... quạt đẩy khí gas ra ngoài môi trường;
       + Chú ý: Trong quá trình xử lý tuyệt đối không làm phát sinh các tia lửa điện bằng cách bật hoặc tắt công tắc, cắm hoặc rút phích điện, đóng hoặc mở cầu dao, nghe hoặc gọi điện thoại.
       Còn đối với xăng dầu:
       + Không nên tích trữ một lượng lớn xăng dầu ở trong gia đình, cơ quan chúng ta.
       + Đi xe máy về để những nơi thoáng mát, tránh nơi nhiệt độ cao,cần thiết thì mở cốp xe lên để tránh hơi xăng dầu tích tụ.
       + Chúng ta không nên có những hành động như sau: Hôm nay thấy xăng đang giảm giá mua 5, 10 lít xăng tích trữ trong gia đình. Nhưng chúng ta không biết rằng chúng ta đang chứa một lượng chất cháy rất lớn, chẳng may con nhỏ hay ai đó vô ý để lửa tiếp xúc nó sẽ bùng cháy phát nổ ngay.
       Hay là việc đốt hang mã vào các ngày rằm, lễ chúng ta đốt hết sức bất cẩn. Đốt vào cái xô cái chậu sắt, đốt một số lượng hạn chế, đốt xong chúng ta dùng ca nước chúng ta đỗ vào như vậy tro tàn không thể bay ra được nữa.
       Hay một tàn thuốc nhỏ bé cũng có thể gây ra một vụ hỏa hoạn rất lớn.
III. NỘI DUNG THỨ BA: KỸ NĂNG THOÁT HIỂM TRONG ĐÁM CHÁY
         Nội dung 4 Tiêu lệnh .
       - Tiêu lệnh thứ nhất: Báo động hô cháy, thông báo cho tất cả mọi người được biết hoặc bấm chuông báo động;
       - Tiêu lệnh thứ hai: Ngắt ngay cầu dao điện nơi xảy ra cháy;
       - Tiêu lệnh thứ ba: Dùng tất cả những phương tiện chữa cháy tại hiện trường để dập tắt đám cháy như chăn màn, cát hay bình chữa cháy để chữa cháy ngay;
       - Tiêu lệnh thứ tư: Gọi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114.
       Theo thống kê thì có tới 80% giết người trong đám cháy là do khói. Riêng trong khói chứa đến 26 loại độc tố cướp đi sinh mạng của chúng ta bất kì lúc nào, chỉ cần hít phải 1 hoặc vài ba độc tố chắc chắn bị ngất xỉu ngay rồi sau đó lửa tấn công đến và thiêu cháy ngay.       Như vậy phải làm gì để thoát khỏi căn phòng dày đặc khói đen bao phủ “ Bò sát mặt đất, men theo bờ tường hướng ra cửa chạy ra bên ngoài” . Vậy vì sao mọi người phải bò sát mặt đất, vì khói nhẹ hơn không khí khói sẽ bay lên cao khoảng không gian 25 – 30 cm cách mặt sàn là khoảng không chứa 1 lượng ít ỏi không khí sạch trong đám cháy.
       Nếu căn phòng đang cháy ở tầng một thì mọi người sử dụng công thức này sẽ thoát được ra bên ngoài một cách an toàn nhưng bây giờ tôi giả sử căn phòng này không phải là ở tầng 1 nữa mà là tầng 4. Nhưng không biết vì lý do gì làm tầng dưới tầng 3 lửa cháy thật lớn, bây giờ các đồng chí ắt dùng công thức “ bò sát mặt đất men theo tường hướng ra cửa” theo các đồng chí, các đồng chí đã thoát chết an toàn chưa.
         IV. NỘI DUNG THỨ TƯ: CÁC BIỆN PHÁP CHỮA CHÁY
 Để duy trì một đám cháy cần đủ 3 yếu tố. Thứ nhất là nguồn nhiệt, thứ hai oxy và thứ ba là chất cháy. Ba yếu tố này sẽ tạo ra một đám cháy nhưng chúng ta cần biết chúng ta nên can thiệp vào yếu tố nào để có thể chiến thắng được đám cháy.
       Bất kỳ một đám cháy nào cũng đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn thứ nhất phát triển từ 0 đến 3 phút, ở giai đoạn này nhiệt độ có thể đạt 2000C và diện tích từ 1 đến 15 m2. Giai  đoạn này xin thưa các đồng chí chúng ta có thể sử dụng một cái bình chữa cháy xịt vào dập tắt ngay, hay hoàn toàn có thể sử dụng một cái chăn, cái chổi, chậu nước có thể chiến thắng được đám cháy.
       Nhưng chúng ta không làm được điều đó đám cháy sẽ phát sinh sang giai đoạn thứ 2, khoảng thời gian từ 3 đến 10 phút. Ở giai đoạn thứ 2 này mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn, nhiệt độ có thể đạt 12000C và diện tích lúc này không thể kiểm soát được nữa do đó chúng ta mất khả năng kiểm soát được đám cháy.  Khi cháy hết chất cháy thì đám cháy sẽ tự động dừng lại và đây cũng là giai đoạn thứ 3, được gọi là giai đoạn suy tàn của của đám cháy.
     Giai đoạn 1 này người ta gọi là “ba phút vàng để chiến thắng đám cháy”.
         Một số chất chữa cháy, phương tiện thô sơ để xem chất nào, phương tiện nào chữa cháy hiệu quả nhất:
       1. Nước chữa cháy
a. Tác dụng và hiệu quả chữa cháy của nước
       * Nước là chất được sử dụng để chữa cháy rất rộng rãi, có thể chữa được hầu hết các đám cháy (ở nước ta, trên 90% số vụ cháy có thể sử dụng nước để dập tắt); nước có thể kết hợp với các chất khác để tạo thành chất hoặc dung dịch chữa cháy. Nước có sẵn ở nhiều nơi, phương tiện lấy nước rất thong dụng nên giá thành rẻ.
       *  Một số tác dụng chính khi dùng nước chữa cháy
       - Tác dụng làm lạnh: Đây là tác dụng chủ yếu của nước.
       Khi được phun vào đám cháy nước hấp thụ nhiệt của lửa, hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ bốc cháy của chất cháy thì đám cháy sẽ tắt.
       - Tác dụng cách ly:
       + Khi phun nước bao phủ lên bề mặt chất cháy, song song với tác dụng làm lạnh, nước còn có tác dụng cách ly sự xâm nhập của oxy vào phản ứng cháy, ngăn cản sự tạo thành hơi khí cháy của chất cháy.
       + Dùng tia nước đặc để cách ly ngọn lửa và chất cháy.
       + Tạo thành bức tường lửa để cách ly khu vực bị cháy với khu vực chưa cháy, chống cháy lan.
       b. Những chú ý khi sử dụng nước chữa cháy
       - Khi dùng nước để chữa cháy các đám cháy có hàng hóa, thiết bị máy móc bị hư hỏng do tác dụng của nước thì phải có chiến thuật hợp lý để hạn chế thiệt hại.
       - Không dùng nước để chữa cháy các đám cháy kim loại có hoạt tính hóa học cao như: Natri, Kali, Canxi, Magie…
       - Đám cháy có thiêt bị điện hoặc những nơi chưa được cắt điện hoàn toàn.
       - Không dùng tia nước đặc phun vào đám cháy xăng dầu vì dễ gây ra hiện tượng sôi trào hoặc làm xăng dầu bắn ra ngoài làm đám cháy phát triển lớn.
       c. Các thiết bị, dụng cụ để đưa nước vào đám cháy
       - Các dụng cụ thô sơ: Xô, thùng, gầu vảy…
       - Xe bơm, máy bơm.
       - Các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động, cố định…
       2. Chăn chữa cháy
       - Chăn dùng trong chữa cháy thường là loại làm bằng sợi cotton ( hay gọi là chăn chiên) dễ thấm nước, có kích thước thường là (2 . 1,5) mét hoặc (2 . 1,6) mét.
       - Khi phát hiện ra cháy cần nhúng chăn vào nước để thấm nước đều lên mặt chăn rồi chụp lên đám cháy để ngăn cách đám cháy với môi trường bên ngoài, không cho oxy của môi trường vào đám cháy. Sở dĩ chúng ta nhúng chăn vào nước trước khi chữa cháy là để sợi bông nở ra làm tang độ kín trên bề mặt chăn, hơn nữa khi chăn được thấm nước sẽ có tác dụng làm giảm nhiệt độ của đám cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.
       - Khi dập lửa hai tay cầm chắc hai góc tấm chăn, giơ cao lên phía trước che mặt rồi nhanh chóng phủ kín đám cháy, đám cháy sẽ được dập tắt.
       3. Cát
       - Cát có nhiệt độ nóng chảy từ 1.7100C đến 1.7250C nên cát có khả năng thu nhiệt lớn. Khi đưa cát vào đám cháy, một mặt cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo nên một màng ngăn cách oxy với đám cháy làm cho lửa tắt. Cát là chất chữa cháy rất dễ kiếm, rẻ tiền và sử dụng chữa cháy đơn giản.
       - Cát thường được dùng để chữa cháy các đám cháy chất lỏng như xăng, dầu rất hiệu quả. Cát còn có tác dụng bao vây, ngăn cách chất lỏng cháy không cho tràn ra xung quanh, gây cháy lan. Do đó tại các cơ sở xăng dầu, các phòng thí nghiệm, các kho hóa chất… người ta thường sử dụng cát để chữa cháy.
       - Để phục vụ cho việc chữa cháy có hiệu quả, cát thường được bố trí trong các thùng, phuy, bể hoặc chứa trong các hố sâu trên mặt đất gần đối tượng cần bảo vệ. Để dập cháy, đưa cát vào đám cháy, tại nơi chứa cát còn phải được bố rí xẻng xúc cát, xô… để múc cát đưa vào đám cháy. Xẻng, xô… nên sơn màu đỏ để chỉ dẫn dùng vào mục đích chữa cháy.
       4. Bình chữa cháy
       Ngoài các phương tiện trên, nay còn có 1 loại phương tiện chữa cháy hiệu quả nữa đó là bình chữa cháy. Một bình chữa cháy tổng hợp có thể chữa cháy đồng thời các đám cháy rắn ( gỗ, giây, vãi...), chất khí (gas), chất lỏng (xăng dầu). Đây là loại phương tiện mà bắt buộc mọi cơ quan đơn vị phải đều phải được trang bị tại cơ quan, đơn vị của mình. Hiện nay có hai loại bình chữa cháy thông dụng nhất. Bình chữa cháy thứ nhất đó là bình bột khô và loại thứ hai là bình khí CO­­­2. Nhưng làm thế nào mà các đồng chí phân biệt được đâu là bình bột khô, đâu là bình khí CO2 để các đồng chí sử dụng không nguy hại đến sức khỏe của chúng ta.
       Có hai cách để chúng ta phân biệt hai loại bình chữa cháy này:
       + Cách thứ nhất là cách thông thường phổ biến: Loại bình nào có loa phun lớn là bình khí CO2, bình bột kho không có loa phun lớn.
       + Cách thứ hai là cách phân biệt chính xác nhất đó là quan sát trên cổ bình chữa cháy nếu ở cổ bình nào mà có đồng hồ đo áp suất thì phân biệt ngay đó là bình bột khô, bình khí CO2 không có đồng hồ đo áp suất.
       Và sau đây tôi xin hướng dẫn cách sử dụng các loại bình chữa cháy này.
       - Thứ nhất, đối với bình bột khô chúng ta thực hiện một số thao tác sau:
       + Trước tiên chúng ta kiểm tra kim đồng hồ đo áp suất, xem bình còn áp suất để sử dụng hay không. Trên đồng hồ có ba vạch (đỏ, vàng, xanh), nếu kim đồng hồ ở vạch màu xanh hoặc hướng quá lên vạch màu vàng thì bình còn áp suất khí tức bình còn sử dụng tốt. Nhưng nếu kim đồng hồ này chỉ ngược về con số 0, về vạch màu đỏ tức là bình đã hết áp suất khí bên trong, bình không còn sử dụng được nữa. Như vậy, kim đồng hồ chỉ ở vạch màu xanh là tốt nhất.
       + Sau khi kiểm tra kim đồng hồ xong, thấy bình còn sử dụng tốt thì nhanh chóng thực hiện bước thứ hai. Đó là vừa chạy tới đám cháy vừa xóc ngược bình từ 3 đến 4 lần để làm tơi bột trong bình. Sau khi lắc ngược bình xong thì dùng ngón tay trỏ tay thuận cho vào khóa chốt an toàn, tay còn lại, lưu ý có rất nhiều người do tâm lý hoảng loạn nên cầm chặt vào kíp mỏ vịt do đó khóa chốt an toàn không thể mở ra được. Như vậy tay còn lại các đồng chí bình tĩnh giữ chặt cổ bình, cố định bình sau đó dùng sức giật thật mạnh chốt an toàn ra, nhanh chóng di chuyển lại gần đám cháy cách đám cháy 1,5 đến 3 mét ở phạm vi an toàn cho chúng ta và đứng đầu hướng gió.
       + Tay thuận cầm vào cổ bình tay còn lại cầm vòi phun, lưu ý cầm cách đầu vòi phun từ 2 đến 3 centimet, tuyệt đối không cầm lơ lửng vì khi cầm lơ lửng, áp suất phun rất mạnh sẽ làm vòi phun không cố định mà quay đi quay lại chữa cháy không hiệu quả. Cầm cách đầu vòi 2 đến 3 centimet rồi chỉ trực tiếp vào tâm và xung quanh đám cháy, ấn kíp mỏ vịt xuống nhưng khi ấn là phải giữ luôn và giữ thật chặt từ 15 đến 20 giây, khi nào bột trong bình ra hết, đám cháy được dập tắt hoàn toàn mới được phép buông tay mỏ vịt ra.
Nhưng lưu ý với các đồng chí với các đám cháy là chất lỏng như xăng dầu thì khi bắt đầu chữa cháy các đồng chí phải chữa cháy xung quanh trước, không được chỉ trực tiếp vào tâm vì khi chỉ trực tiếp vào tâm có thể làm xăng dầu bắn ra ngoài gây bỏng cho chúng ta.
       - Thứ hai, đối với binh khí CO2. Cách sử dụng tương tự như bình bột khô nhưng có một số điểm cần lưu ý như sau:
       + Bình khí CO2 không có đồng hồ đo áp suất nên chúng ta không cần kiểm tra và cũng không cần lắc ngược bình.
       + Khi có cháy mang bình chữa cháy ra cũng phải giật thật mạnh chốt an toàn.
       + Bình CO2 nặng rất nhiều so với bình bột khô do đó tay khỏe là tay thuận chúng ta cầm vào cổ bình, tay còn lại tuyệt đối không cầm trực tiếp vào loa phun mà phải để ở đáy bình, quay hướng lao phun về tâm và quanh quanh đám cháy mới được phép ấn mỏ vịt xuống chứ không được phép cầm trực tiếp vào loa phun khi sử dụng bình vì khi phun ra khí CO2 dưới dạng tuyết lạnh – 790C thì chắc chắn các đồng chí sẽ bị bỏng lạnh, mà bỏng lạnh cực kỳ nguy hiểm.
Lưu ý khi sử dụng dập tắt các đám cháy ngoài trời các đồng chí phải đứng xuôi chiều gió ( đứng đầu hướng gió) vì nếu đứng ngược hướng gió khí có thể bắn ngược trở lại gây nguy hại đến sức khỏe của chúng ta.
       Ngoài các biện pháp chữa cháy trên, khi có cháy xảy ra mọi người cũng nên tổ chức di chuyển tài sản, các đồ dụng ra xa khu vực đang cháy. Khi làm như vậy chúng ta vừa bảo vệ tài sản của mình vừa làm cho số lượng chất cháy giảm đi, đám cháy sẽ không có điều kiện lan ra môi trường xung quanh.

V. NỘI DUNG THỨ NĂM: PHƯƠNG PHÁP, BIỆN PHÁP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN TRONG ĐÁM CHÁY

            A. PHƯƠNG PHÁP
          Các phương pháp cứu người bị nạn ở đám cháy được áp dụng tùy thuộc vào tình huống cụ thể ở đám cháy và trạng thái sức khoẻ, tinh thần và mức độ đe doạ của đám cháy đối với người bị nạn. Những phương pháp cứu người bị nạn ở đám cháy bao gồm:
             1. Phương pháp cứu người trực tiếp
          Phương pháp cứu người trực tiếp: là phương pháp mà người bị nạn do các yếu tố tác động từ đám cháy ( nhiệt độ cao, cấu kiện xây dựng sụp đổ...) làm cho họ bị thương không thể tự mình thoát ra khỏi đám cháy, chúng ta phải trực tiếp cứu họ như mang, vác, cõng, cáng, bế, khiêng... họ ra nơi an toàn.
Phương pháp này được áp dụng đối với trường hợp người bị nạn mắc kẹt trong đám cháy vẫn còn tỉnh táo tuy nhiên vì một nguyên nhân nào đó không thể ra khỏi nơi nguy hiểm được như: tâm lý hoảng loạn hoặc không thể đi lại do chân bị thương, cấu kiện xây dựng sụp đổ. Ở trường hợp này chúng ta phải trấn an họ và có thể áp dụng các phương pháp như dìu, khiêng, bế, cõng họ ra nơi an toàn.
          2. Phương pháp cứu người gián tiếp
          Phương pháp cứu người gián tiếp: là phương pháp mà người bị nạn do các yếu tố tác động từ đám cháy( nhiệt độ cao, cấu kiện xây dựng sụp đổ...) làm cho họ hoang mang, hoảng loạn không thể tự mình thoát ra khỏi đám cháy, chúng ta phải trấn an, hướng dẫn, bảo vệ họ ra nơi an toàn.
Phương pháp này được áp dụng đối với các trường hợp người bị nạn bị mắc kẹt trong đám cháy nhưng còn tỉnh táo, và vẫn còn khả năng tự đi lại được, đường, lối thoát nạn chưa bị khói và lửa bao trùm. Trong trường hợp này chúng ta phải hướng dẫn cụ thể cho người bị nạn biết đường và lối thoát nạn, chỉ rõ cho họ đường lối ra tránh trường hợp không có hướng dẫn cụ thể làm người bị nạn lạc đường hoặc mắc kẹt lại ở một nơi khác.
Công tác cứu người bị nạn ở đám cháy được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khi ngọn lửa trực tiếp đe dọa tới tính mạng con người.
- Nguy cơ nổ, sụp đổ cấu kiện xây dựng nhà cửa.
- Các phòng và đường thoát nạn bị lửa, khói, khí độc bao phủ.
- Phòng bị cháy và phòng lân cận có nhiệt độ cao, những người ở đó không thể tự rời khỏi nơi nguy hiểm được hoặc ở trạng thái hoảng loạn.
Để tiến hành các hoạt động cứu người ở đám cháy ta có thể sử dụng các cửa ra vào chính, hàng lang, cầu thang, cửa sổ, ban công, logia, các lỗ mở sẵn có trên tường hoặc phá dỡ cấu kiện để tạo lối thoát.
Để tiến hành công tác cứu người trước hết phải chọn lựa con đường ngắn nhất và đảm bảo an toàn nhất, điều này đảm bảo công tác cứu người được nhanh chóng và tập trung thực hiện công tác dập tắt đám cháy.
Thường trong công tác cứu người ở đám cháy tốt nhất là sử dụng các lối ra vào chính và hệ thống các cầu thang, buồng thang bộ, bởi vì công tác cứu người theo những đường này thường không phải đòi hỏi sử dụng thêm các phương tiện chuyên dùng khác. Nếu trong trường hợp đường thoát nạn này bị nhiễm khói thì phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp chống tụ khói cùng với lực lượng cảnh sát 114 để đảm bảo công tác cứu người được an toàn. Đối với các nhà có cầu thang sắt bên ngoài thì tiến hành hướng dẫn thoát nạn, cứu người theo lối này và cũng áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thoát nạn, cứu người. Không được dùng thang máy để làm lối thoát nạn.
Cửa sổ và ban công được sử dụng để cứu người khi các cầu thang và lối ra vào chính đã bị lửa và khói bao trùm, hoặc nhiệt độ trong các buồng thang và lối ra vào chính cao quá giới hạn nguy hiểm đối với con người. Trong trường hợp này các hoạt động cứu người phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng như: thang, dây cứu người, xe thang, xe nâng, đệm hơi, ống tụt,... của lực lượng cảnh sát 114
B. BIỆN PHÁP
          1. Di chuyển người bị nạn khi có một người cứu
          a. Dìu
          Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân hoặc nặng cân nhưng còn tỉnh và đi lại được, tại khu vực an toàn hay có khói độc, gồm các bước như sau:
          - Nếu nạn nhân đang nằm thì chuyển nạn nhân sang theea nằm ngửa. Quỳ ngang hông người bị nạn.
          - Giúp nạn nhân ngồi dậy, dùng đùi gối đỡ lưng nạn nhân.
          - Cầm tay nạn nhân cầm qua cổ và vai mình, tay còn lại luồn qua sau túm lấy thắt lưng, lai quần hoặc eo nạn nhân.
          - Giúp nạn nhân đứng dậy, đứng sang bị thương của nạn nhân (trừ trường hợp bị thương ở tay, nách thì đứng sang phía bên kia)
          - Sải chân nạn nhân ra rồi dìu nạn nhân thoát ra nơi an toàn. Trong trường hợp nạn nhân tự đúng dậy được thì có thể dìu nạn nhân đi luôn.
         
          b. Bế
          Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân không đi lại được tại môi trường an toàn hoặc có khói khí độc
          - Nếu nạn nhân còn tỉnh: Giúp nạn nhân ngồi dậy, để nạn nhân tự ôm cổ chúng ta rồi bế nạn nhân ra nơi an toàn.
          - Nêu nạn nhân bất tỉnh:
          + Để nạn nhân nằm ngửa, người cứu quỳ ngang hông, thực hiện động tác phần đầu giống như khi dìu nạn nhân, gối sau cao, gối trước quỳ.
          + Xốc nạn nhân ngồi lên dìu mình rồi luồn tay dưới gói nạn nhân, tay còn lại túm lấy eo đứng dậy bế nạn nhân đi. Người cứu chú ý giữ cho lưng thẳng khi đứng dậy.
          + Khi đến nơi an toàn thì thực hiện quy trình ngược lại để đặt nạn nhân xuống.
         c. Vác (trong trường hợp không có khói, khí độc)
          - Đặt nạn nhân nằm ngửa , hai chân dang sang hai bên, người cứu bươc một chân vào giữa hai chân nạn nhân.
          - Cúi xuống nắm hai cánh tay nạn nhân kéo họ ngồi dậy.
          - Luôn hai tay dưới nách ôm lưng nạn nhân và đứng dậy.
          - Nhanh chóng chuyển sang tư thế nửa quỳ nửa đứng đồng thời luôn đầu xuống dưới nách để nạn nhân nằm lên vai mình.
          - Quàng tay qua hai chân nạn nhân và nắm lấy tay họ, đứng dậy xa xốc nạn nhân dứng dậy, bước đi. Chú ý giữ lưng thẳng khi đứng dậy.
          - Khi đến nơi an toàn thì thực hiện quy trình ngược lại để đặt nạn nhân xuống.
          d. Cõng
          Áp dụng cho nạn nhân nhẹ cân, còn tỉnh hoặc bất tỉnh, thực hiện các bước như sau:
          - Nếu nạn nhân còn tỉnh, cõng như bình thường. `
          - Nếu nạn nhân bất tỉnh:
          + Đặt nạn nhân nằm nghiêng hoặc ngửa. Người cứu nằm nghiêng bên cạnh nạn nhân, tay dưới nắm lấy cổ tay dưới của nạn nhân.
          + Tay sau luồn qua sau kéo nghiêng người nạn nhân và đặt đùi nạn nhân lên đùi của mình. Dùng chân khóa chân nạn nhân lại.
          + Đưa tay ra sau túm lấy cổ tay nạn nhân rồi kéo và quàng qua cổ vai mình.
          + Trần (lăn) mình đồng thời kéo tay, kết hợp với giữ chân để nạn nhân nằm sấp trên lưng mình.
          + Rút một chân về phía trước chuyển sang tư thế bò. Nếu phòng có khói thì trườn bò cõng nạn nhân ra nơi an toàn.
          + Xốc nạn nhân dứng dậy, luồn hai tay dưới đùi nạn nhân túm lấy hai tay nạn nhân rồi di chuyển (cõng) ra nơi an toàn.
          + Khi dến nơi an toàn thì thực hiện quy trình ngược lại để đặt nạn nhân xuống. Chú ý đỡ đầu nạn nhân khi đặt nằm.
         
2. Di chuyển nạn nhân khi có hai người cứu
          a. Kiệu
          Áp dụng cho nạn nhân nặng cân còn tỉnh hoặc bất tỉnh và không đi lại được, thực hiện các bước như sau:
          - Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa.
          - Hai người cứu quy hai bên nạn nhân, quay mặt vào nhau.
          - Dùng tay đở nạn nhân ngồi dậy.
          - Quàng hai tay nạn nhân qua hai vai người cứu, hai tay để sau lưng nạn nhân bắt chéo và nắm lấy thắt lưng nạn nhân, hai tay còn lại luồn dưới gối nạn nhân và nắm chặt cổ tay nhau.
          - Cùng đứng dạy và di chuyển ra nơi an toàn.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây