Tuyên truyền phòng chống bệnh tay chân miệng

Thứ hai - 02/11/2020 15:12

 

          Bệnh Tay – Chân – Miệng là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ. Do vậy, nhận biết sớm và chăm sóc trẻ mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.

1. Triệu chứng:

– Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.

– Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

Bệnh được đánh giá là nặng khi có các biểu hiện sau:

+ Sốt cao liên tục không thể hạ được.

+ Mệt mỏi không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà….

+ Giật mình. Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú ở tay, chân.

+ Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè….

+ Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
















2. Điều trị và chăm sóc

Bệnh chân-tay -miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

– Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

– Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

3. Nguyên tắc phòng bệnh:

Hiện chưa có vác xin đặc hiệu phòng bệnh.

4. Phòng bệnh trong cộng đồng:

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …

– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Nguồn tin: Hồ Thị Hương:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Hủ tiếu thịt gà cà rốt giá nấm bào ngư
Sữa netsure

Bữa trưa:

Cơm trắng
Mộc kho cà rốt nấm đùi gà
Canh rau mồng tơi mướp cua đồng+luộc cải ngọt
Bữa phụ: Sữa chua

Bữa xế:

Bánh bông lan

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 71/PGDĐT

Ngày ban hành: 16/04/2024. Trích yếu: thực hiện Bộ pháp điển

Ngày ban hành: 16/04/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập5
  • Hôm nay997
  • Tháng hiện tại25,571
  • Tổng lượt truy cập1,222,846
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây