Trẻ nghẹt mũi cha mẹ cần làm gì

Thứ năm - 28/12/2017 14:15
Trẻ nghẹt mũi cha mẹ cần làm gì

TRẺ NGHẸT MŨI CHA MẸ CẦN LÀM GÌ?

 
Nghẹt mũi là gì và có thực sự nguy hiểm?

 Nghẹt mũi là khi mũi của trẻ bị nghẹt, tắc, làm ảnh hưởng đến luồng khí hô hấp của trẻ.
     Khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhẹ, bé có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu, trẻ thở khò khè và có thể quấy khóc. Trẻ bị nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như sổ mũi (chảy nước mũi), hắt hơi. Những trường hợp này, có thể đổi tư thế khi bé nằm, nâng cao đầu hoặc bế đứng thì trẻ sẽ đỡ hơn và dễ thở hơn. Khi chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ hỏng và sinh ra ho đờm.
     Ở trẻ sơ sinh đang còn bú sữa mẹ, nghẹt mũi cũng làm cho trẻ khó bú, bú ngắt quãng, không dài hơi, dễ bị sặc. Bởi vậy các mẹ cũng có thể dựa vào đó để nhận ra triệu chứng của con mình.

Nguyên nhân của chứng nghẹt mũi?

     Nghẹt mũi là triệu chứng ban đầu của khá nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường hô hấp. Phổ biến nhất là các bệnh cảm cúm, tuy nhiên các mẹ cũng nên lưu ý đến các bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự để chẩn đoán và điều trị đúng cách cho trẻ nhé:
     Cảm lạnh: Nguyên nhân hàng đầu của chứng nghẹt mũi. Khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như sốt nhẹ hoặc nhẹ hơn thì nóng người, ho, đau họng, hát hơi, để lâu có thể sổ mũi… Nếu bé chỉ có nghẹt mũi mà không có dấu hiệu khác kèm theo thì có thể đây chỉ là phản ứng của trẻ khi gặp thời tiết lạnh hoặc cũng có thể ăn phải đồ cay.
     Dị ứng: Ngạt mũi, sổ mũi, hát hơi, ngứa và có thể kèm theo cả đỏ mắt, đỏ đầu mũi là dấu hiệu của dị ứng.
     Nặng hơn cảm lạnh là cảm cúm (cảm do virus và vi khuẩn tấn công): Bé thường có dấu hiệu mệt mỏi hơn, lạnh run, đau ê các cơ, đau họng, chóng mặt, chán ăn, hay cuối, và có thể khó thở.
     Mắc kẹt mũi: Đây là trường hợp rất nguy hiểm. Nếu bé chơi và vô tình làm vướng dị vật ở trong mũi có thể gây nên ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi, thậm chí là chảy máu, bé sẽ cảm thấy đau rát do niêm mạc mũi bị tổn thương.

 

Trẻ bị ngạt mũi phải làm sao?

- Phần đa các bệnh lý liên quan đến tắc nghẹt mũi đều là các bệnh đường hô hấp, do đó khi thấy bé nghẹt mũi, việc đầu tiên các mẹ nên làm là làm sạch bầu không khí xung quanh bé. Luôn phải giữ cho không gian sạch sẽ, thoáng mát, mát vào mùa hè và ấm, kín gió vào mùa đông. Phòng ngủ hoặc phòng bé chơi, sinh hoạt phải trong lành, không khói bụi, khói thuốc, khói bếp… Hạn chế thú nuôi như chó, mèo chơi gần bé vì lông những thú nuôi này có thể làm cho chứng nghẹt mũi của bé nặng hơn, thậm chí dẫn đến hen suyễn.

- Các mẹ cũng nên chú ý làm sạch mũi cho bé thường xuyên để nhanh chóng chấm dứt chứng nghẹt mũi. Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ cho bé, và dùng tăm bông để làm sạch chất nhầy gây nghẹt mũi. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, đối với trẻ lớn tuổi hơn, các mẹ cũng có thể hướng dẫn bé hỉ mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài dễ dàng

-  Đối với trẻ bị ngạt mũi nhẹ, ngoài việc massage mũi, các mẹ cũng có thể làm mũi trẻ thông thoáng hơn bằng cách bế đứng, thay đổi tư thế ngủ, nâng cao gối đầu v.v…

- Nếu bệnh của bé nặng hơn và có thể một số dấu hiệu khác như sốt cao, tắc nghẹt mũi kéo dài, sổ mũi (mũi chảy nước) kéo dài, dịch nhầy đóng đờm (nước mũi đặc và có màu mỡ gà hoặc hơi xanh) thì cần cho trẻ đi gặp bác sỹ để được khám và điều trị đúng cách bằng kháng sinh.
- Chủ động giữ ấm cho bé, đặc biệt là ở ngực, cổ, lòng bàn tay, bàn chân.
- Đối với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, do nghẹt mũi nên bé bú ngắt quãng, nên các mẹ cần cho bé bú nhiều lần, lúc nào bé muốn, để cân bằng lượng sữa đầy đủ cho trẻ. Cần làm sạch mũi cho bé trước khi bú để bé bú được nhiều và dễ dàng hơn.


Các phòng tránh trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
- Luôn chú trọng tăng sức đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ: bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin nhóm B, khoáng chất v.v…

- Giữ gìn không gian xung quanh bé trong lành, sạch sẽ. Đặc biệt là chỗ bé chơi hay sinh hoạt nhiều thì cần phải sạch sẽ, nhất là khi có thành viên trong gia đình mắc các chứng bệnh cảm cúm, nhiễm vi khuẩn v.v… Tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc và lau chùi vào những đồ đạc mà người bệnh tiếp xúc mà bé cũng có thể cầm, nắm bởi vi khuẩn nhiễm bệnh có thể bám lại những đồ vật thường ngày khoảng 2 giờ đồng hồ.
- Rửa tay thường xuyên: Nhắc nhở và giúp bé rửa tay thường xuyên sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hay sau khi đi chơi về.
- Không dùng chung đồ đạc: Khi bé bắt đầu tự lập trong một số hành động, nên dạy bé không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác như bàn chải, khăn mặt, quần áo… Nên dùng khăn giấy để xì mũi, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Cố gắng giữ sinh hoạt gia đình luôn khoa học và cẩn thận với thời tiết  sẽ phần nào phòng tránh được hiện tượng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi.


                                                                                    Tác giả: Sưu tầm
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

KH số 14/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 13/03/2024. Trích yếu: Phổ biến GDPL năm 2024

Ngày ban hành: 13/03/2024

KH số 12/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: thực hiện PC tội phạm, TNXH...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 44/PGDĐT-THCS

Ngày ban hành: 12/03/2024. Trích yếu: Dạy thêm, học thêm...

Ngày ban hành: 12/03/2024

CV số 36/PGDĐ

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Đánh giá Thư viện

Ngày ban hành: 01/03/2024

CV số 35/PGDĐT

Ngày ban hành: 01/03/2024. Trích yếu: Cuộc thi trực tuyến

Ngày ban hành: 01/03/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay1,798
  • Tháng hiện tại29,086
  • Tổng lượt truy cập1,191,748
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây