BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG THÁNG 3

Thứ tư - 20/03/2024 15:22
Tháng 3 là thời điểm vi khuẩn sinh trưởng nhiều, tăng nguy cơ gây bệnh. Các bệnh chúng ta dễ mắc thời điểm này thường liên quan đến hô hấp, da và đường ruột.
BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG THÁNG 3
 
      Dưới đây là một số bệnh phổ biến, bệnh dễ mắc vào khoảng thời gian tháng 3 hàng năm và cách nhận biết, xử lý nhanh.
  1. Bệnh tiêu chảy

 
Dấu hiệu nhận biết:
– Chán ăn: Dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm trước khi  bị tiêu chảy nhiều ngày. Trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước.
– Nếu là tiêu chảy thông thường thì chỉ đi tiêu phân lỏng hoặc phân sệt 1 – 2 lần so với ngày thường. Nếu là tiêu chảy cấp thì đi tiêu phân lỏng toàn nước trên 3 lần trong vòng 24 giờ.
– Có nôn hoặc không nôn trước tiêu chảy 6 – 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày.
– Phân lỏng toàn nước, có bọt, có lúc hoa cà hoa cải, có thể có nhầy mũi nhưng không có máu.
– Sốt vừa phải kèm theo đau bụng, ho.
Cách xử lý:
– Bù nước đầy đủ sau khi bị tiêu chảy. Có thể dùng nước đun sôi để nguội hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol.
– Bổ sung đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo từng lứa tuổi. Vì có thể có kèm nôn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường.
– Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống.
– Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa đến bệnh viện.
– Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì các thuốc này không có tác dụng kháng virut – nguyên nhân gây nên tiêu chảy. Tác dụng chính của các loại thuốc này là làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài khiến chúng ta tiếp tục bị tiêu chảy gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm.
  1. Bệnh thủy đậu 

 
Đây cũng là thời điểm thủy đậu xuất hiện nhiều do virus gây bệnh thủy đậu có thể sống và phát triển mạnh trong thời tiết ẩm.
Dấu hiệu nhận biết:
– Sốt, thường là sốt nhẹ, trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ; chỉ sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nền đỏ.
– Nổi ban, bắt đầu từ mặt và cơ thể rồi sau đó lan ra da đầu và chân tay.
– Ăn uống kém
– Ngoài ra, còn có hiện tượng: đau họng, đau tức ngực…
Cách xử lý: 
– Nằm trong phòng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
– Để đề phòng biến chứng, ngay khi lên những nốt mụn đầu tiên phải giữ gìn để không làm vỡ mụn. Nếu một vài mụn đầu tiên vỡ có thể dùng oxy già rửa vết loét.
– Không nên gãi vào các mụn ngứa. Khi các mụn nước vỡ ra sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tìm cách giảm ngứa. Khi trầy xước lan rộng thì cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế.
– Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00.
– Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.
– Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
– Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
– Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
– Chườm mát để hạ sốt, nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
  1. Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp

Các bệnh đường hô hấp là những bệnh dễ mắc nhất ở trẻ vào mùa đông xuân là viêm mũi xuất tiết, viêm họng cấp, viêm VA (Vegetation Adenoide ), viêm amiđan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang…
Dấu hiệu nhận biết:
–  Sốt là biểu hiện quan trọng đầu tiên của bệnh đường hô hấp. Sốt do viêm đường hô hấp thường là sốt cao, sốt thành cơn. Có thể sốt trên 39 độ C.
– Sổ mũi trong hoặc mũi đặc.
– Ho thành cơn, thậm chí là những cơn ho nặng, hoặc có thể ho khan hoặc ho có đờm, tuỳ bệnh.
– Kèm theo có biểu hiện khó thở, thở rít, thở khò khè…
– Do đó, nếu phát hiện những dấu hiệu trên thì cần đưa đến khám ngay để có hướng điều trị kịp thời, bởi bệnh viêm đường hô hấp dễ dẫn đến viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi.
Cách xử lý:
– Khi có các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ, cần theo dõi  chặt chẽ và chưa nên dùng thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt.
– Kẹp nhiệt độ thường xuyên để kiểm tra nhiệt độ. Nếu thấy ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38 độ và đặc biệt là có khó thở thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và xử trí kịp thời.
– Tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ.
– Nếu sốt trên 38 độ C cần mặc quần áo rộng, thoáng để dễ thoát nhiệt. Cần lau mát bằng cách dùng khăn nhúng vào chậu nước mát lau ở trán, nách, bẹn (vài, ba giờ lau một lần) hoặc đắp khăn ướt lên trán, nách, bẹn.
– Không nên dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt, bởi vì nước lạnh quá sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt, sẽ làm sốt cao hơn, nguy hiểm hơn.
– Nên ăn lỏng, ấm và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cứ cho trẻ bú sữa mẹ như bình thường.
– Nếu sốt vừa hoặc sốt cao mà chưa kịp đi bệnh viện được thì cần cho trẻ uống dung dịch ôrêzôn

Tác giả: Mẫu giáo Minh Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

Video Clips

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,877
  • Tháng hiện tại40,949
  • Tổng lượt truy cập1,238,224
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây